This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Trung Quốc gây ra tình trạng dư cung thép toàn cầu

Trung Quốc gây ra tình trạng dư cung thép toàn cầu Sản lượng thép của Trung Quốc lên tới con số 804 triệu tấn trong năm 2015, chiếm tới 1/2 sản lượng toàn thế giới

Dù Hội nghị G20 đã khép lại được vài tuần nhưng dư âm của nó đến nay vẫn còn âm ỉ, vì đây là lần đầu tiên G20 đề cập tới câu chuyện dư thừa thép – một vấn đề được cho là vi mô bởi trong lịch sử của mình, phần lớn G20 thường thảo luận các vấn đề vĩ mô.

Ngay tại Hội nghị G20, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình một lần nữa đã nhắc lại cam kết hồi tháng 1/2016 về việc Trung Quốc có trách nhiệm sẽ cắt giảm 100-150 triệu tấn thép trong tổng công suất 1,2 tỷ tấn vào năm 2020.

Tuy nhiên giới phân tích cho rằng, con số này vẫn là nhỏ bé số với lượng thép dư thừa toàn cầu hiện nay. Thực tế, nó mới chỉ bằng 50% mức dư cung thép (300 triệu tấn) ước tính của Trung Quốc. Số liệu thống kê cho thấy, chỉ trong năm 2015, sản lượng thép của Trung Quốc lên tới con số 804 triệu tấn. Đây là con số quá lớn so với nhu cầu tiêu thụ, chiếm tới 1/2 sản lượng toàn cầu, cao gấp 5 lần sản lượng của toàn châu u và gấp 7 lần Nhật Bản.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ nhiều nước như Austalia, Mỹ,… đã dựng lên các hàng rào kỹ thuật, áp thuế chống bán phá giá để ngăn ngừa “làn sóng” thép từ Trung Quốc. Hồi đầu tháng 8 vừa qua, EU cũng đã áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc.

Về phần Trung Quốc, sở dĩ nước này tỏ ra chậm trễ trong việc cắt giảm là bởi hệ lụy mà nó mang lại quá lớn, sẽ có hàng triệu người mất việc làm, gây ra những bất ổn trong xã hội. Đây chính là điều mà Trung Quốc lo ngại nhất.

Đá ong

Theo nhiều gia đình, lý do lớn nhất khiến họ lựa chọn đá ong là chúng có đặc điểm là hấp thụ nhiệt kém, tỏa nhiệt nhanh. Vì vậy, công trình sử dụng vật liệu đá ong mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông. 

Lý giải điều này, ông Nguyễn Mạnh Linh, Trưởng phòng Phong thủy Kiến trúc, Viện QH&KTĐT (ĐHXD) cho biết, mọi vật thể đều phát ra bức xạ điện từ, sự bức xạ này lấy đi nhiệt năng của vật thể, nhưng cũng có thể hấp thu bức xạ phát ra từ vật thể khác.

Không chỉ vật thể, mà động thực vật cũng phát ra điện từ trường, mà ta hay gọi là trường sinh học. Điện từ trường của con người, và tự nhiên cùng tồn tại, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau. Cùng tần số và bước sóng sẽ tương thích với nhau, giảm tiêu hao năng lượng; ngược lại khi không cùng bước sóng, hay điện từ trường chênh lệnh lớn sẽ gây nhiễu, làm tiêu hao năng lượng.

Đá ong - Vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường Đá ong được khoa học hiện đại đánh giá là vật liệu thân thiện môi trường

Ông Linh cho biết, vật liệu xây dựng được xác định là tốt, có lợi cho con người là vật liệu xây dựng đó phải có tính dương, mang dương khí, và có điện từ trường tương đương hoặc cao hơn điện từ trường của cơ thể con người.

Chẳng hạn với vật liệu xây dựng, mang gạch xi măng cốt liệu về phòng lab đo đạc, cho thấy bước sóng ở trong mức 230 - 280Mhz, tuy chưa phải là cao nhưng cũng phù hợp với cơ thể con người.

Đo đạc thực tế tại hiện trường, tại khu vực đang làm móng bằng xi măng cốt liệu, bước sóng chung của cả khu vực là 350 - 400Mhz, trường khí dương, không có âm khí. Nếu kết hợp thêm các loại đá quý, bán quý khác như thạch anh, mã não… làm vật liệu xây dựng, trường khí dương được tăng lên rõ rệt. Đá ong cũng vậy, có trường khí dương, và bước sóng phù hợp với cơ thể con người, nên dùng trong xây dựng rất tốt.

Tất nhiên việc xác định bước sóng, hay điện từ trường của vật liệu xây dựng phải dựa trên máy móc hiện đại, với quy chuẩn rõ ràng, chứ không phải theo chỉ số “con lắc” của nhà ngoại cảm.

Thái Lan áp thuế 310,74% ống thép không gỉ của Việt Nam

Thái Lan áp thuế 310,74% ống thép không gỉ của Việt Nam
Ống thép không gỉ của Việt Nam bị áp thuế 310,74% tại Thái Lan. Ảnh minh họa

Được biết, vụ việc khởi sướng từ ngày 17/9/2015 khi Bộ Thương mại Thái Lan mở một cuộc điều tra chống bán phá giá đối sản phẩm ống thép không gỉ nhập khẩu nhập từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam của các nguyên đơn là Công ty Puerto The Millennium và Công ty Thailand - German Products.

Những mã sản phẩm ống thép không gỉ bị điều tra là: 7305.31.10.000; 7306.11.10.000; 7306.11.90.000; 7306.21.00.000; 7306.40.10.010; 7306.40.10.020; 7306.40.20.010; 7306.40.20.020; 7306.40.30.010; 7306.40.30.020; 7306.40.90.010; 7306.40.90.020; 7306.61.00.021 và 7306.61.00.022.

Trong thông báo này, Uỷ ban Chống bán phá giá và Trợ cấp Thái Lan đã quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng nhập khẩu nói trên từ Việt Nam với mức thuế là 310,74%, Hàn Quốc là 11,96%-51,53%, Trung Quốc là 145,31% và Đài Loan có mức thuế là 2,38%-29,04%.

Trước đó, DFT đã thông báo gửi Bản dữ liệu trọng yếu (Essential Facts) kết luận điều tra và thông báo tổ chức phiên điều trần trong khuôn khổ vụ việc.

VLXD kém chất lượng: Mối nguy đối với người tiêu dùng

Khó kiểm soát

Thị trường VLXD trong nước đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các loại hàng giả, hàng kém chất lượng có xuất xứ từ Trung Quốc. Báo cáo của Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho biết, số vụ phát hiện, bắt giữ liên quan đến các mặt hàng vật liệu xây dựng không rõ nguồn gốc nhập lậu vào Việt Nam trong những năm gần đây chủ yếu liên quan đến các mặt hàng như: Tôn thép (thép không gỉ, dây thép hợp kim, thép hình, tôn màu); gạch xây, gạch tráng men và không tráng men, gạch ốp tường, gạch lát nền (ceramic và granite); các loại sứ, thiết bị vệ sinh (bồn tắm, bồn massage, vòi nước, chậu rửa, cửa nhựa...); ống nhựa uPVC, gỗ lát sàn; giấy dán tường,…

Được biết, các mặt hàng này chủ yếu có xuất sứ từ Trung Quốc với địa bàn buôn bán, nhập lậu chủ yếu tại khu vực cửa khẩu các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hải Phòng, Hà Nội…

VLXD kém chất lượng: Mối nguy đối với người tiêu dùng Thị trường VLXD trong nước đang bị nhiễu loạn bởi sự trà trộn của nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc. Ảnh minh họa

Nắm bắt nhu cầu thị trường, các mặt hàng của Trung Quốc có tốc độ ra mẫu mới, màu mới luôn nhanh hơn so với các sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất trong nước. Mặt khác, có tình trạng nhiều chủ cửa hàng kinh doanh lợi dụng sự dễ tính và thiếu hiểu biết của khách hàng đã trà trộn hàng giả với hàng thật để buôn bán nhằm chuộc lợi.

Theo thông tin từ phía Chi cục Quản lý thị trường, hiện nay, tình trạng các mặt hàng VLXD không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, gian lận thương mại từ Trung Quốc “đội lốt” các thương hiệu chính hãng của Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới đang ngày càng diễn ra phổ biến. 

Các mặt hàng này có giá rẻ hơn nhiều so với các mặt hàng chính hãng và có mẫu mã, màu sắc đa dạng, bắt mắt, khó phân biệt; đặc biệt là các mặt hàng thiết bị vệ sinh như bồn tắm, bồn massage, vòi nước, chậu rửa, cửa nhựa...được làm nhái của các thương hiệu nổi tiếng như Toto, Inax, Kohler, Ceasar, American.

Đối với mặt hàng thép, thời gian vừa qua cũng xuất hiện tình trạng thép có trọng lượng, kích thước thấp hơn tiêu chuẩn quy định. Thủ đoạn gian lận thương mại chủ yếu của các cửa hàng kinh doanh tôn, thép là bán sai chủng loại khách hàng yêu cầu. Tại các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, thủ đoạn gian lận chủ yếu là sản xuất thiếu chuẩn kích cỡ khoảng trên dưới 1 mm đường kính. Đối với thép cây, có hai dạng làm giảm đường kính bằng cách sản xuất thân thép nhỏ hơn tiêu chuẩn - thường gọi là thép “gầy”- trong khi phần gân nổi trên thân thép được nhô cao hơn để bù đắp.

Chế tài xử lý vi phạm chưa đủ mạnh

Trên thực tế, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh thép giả còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, chất lượng các công trình xây dựng hiện nay.

Trao đổi với Pv, Anh Nguyễn Dũng, sinh sống tại phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội cho biết: Năm ngoái, nhà tôi dành dụm được một khoản tiền để sửa chữa căn nhà, do tin tưởng vào người nhận thầu nên gia đình khoán trắng cho họ đi mua bán các loại thiết bị sử dụng trong nhà vệ sinh với giá cả khá hợp lý và vừa túi tiền. Nhưng sử dụng được khoảng hơn 1 năm, các thiết bị này đã xuống cấp nhanh chóng, mặc dù đều gắn nhãn mác của các doanh nghiệp sản xuất có tiếng trong và ngoài nước. Đến bây giờ, lâm cảnh tiền mất tật mang, “bỏ thì thương, vương thì tội”, các loại thiết bị nhanh chóng hỏng hóc, xuống cấp, không giữ được màu men sáng bóng như ban đầu.

Trao đổi về các biện ngăn chặn vấn nạn mặt hàng VLXD giả, nhái, kém chất lượng, đại diện Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, hiện nay, cơ quan này đang tập trung vào các nội dung kiểm tra về đăng ký kinh doanh, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; về quyền sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại của sản phẩm); các quy định về công bố tiêu chuẩn sản phẩm; việc ghi nhãn sản phẩm, niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết. Thực hiện triển khai các hoạt động kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính đối với hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa nhập lậu. Trong đó, thép, vật liệu xây dựng là một trong các mặt hàng được lực lượng quản lý thị trường cả nước chú trọng kiểm tra và xử lý vi phạm.

Trong vòng hai năm trở lại đây, đối với mặt hàng tôn thép, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã tiến hành kiểm tra: 1.858 vụ; xử lý vi phạm: 889 vụ; Xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 3.022.000.000 đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu về nhãn hàng hóa, niêm yết giá, đo lường chất lượng, kinh doanh sai nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Đối với các mặt hàng VLXD khác (gạch men, gạch ốp tường, gạch lát nền, thiết bị vệ sinh) lực lượng thị trường đã tiến hành kiểm tra 593 vụ, xử lý vi phạm 353 vụ, xử lý vi phạm hành chính với số tiền trên 1.5 tỷ đồng...

Mặc dù các ngành chức năng đã đưa ra nhiều biện pháp xử lý, song tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn xuất hiện ngày một nhiều và có diễn biến phức tạp. 

Thực tế này là do cơ chế phối hợp và các chế tài xử lý về hành vi vi phạm còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Mặt khác, nhiều đơn vị kinh doanh vì lợi nhuận đã trà trộn, tiếp tay cho không ít các mặt hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất sứ gây nhiễu loạn thị trường. Do đó, cần phải có sự “mạnh tay” của các lực lượng chức năng, sự vào cuộc của cả xã hội và hơn hết là việc sửa đổi, bổ sung một số điều luật liên quan đến việc kiểm soát các loại hàng giả, hàng kém chất lượng.

Thép cuộn các

Vừa qua, Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) đã ra kết luận cuối cùng về thiệt hại trong vụ điều tra chống bán phá giá với sản phẩm ống thép cuộn cac-bon (Circular Welded Carbon-Quality Steel Pipe - CWP) nhập khẩu từ Pakistan, Oman, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Việt Nam.

Thép cuộn các-bon của Việt Nam không bị áp thuế phá giá tại Mỹ Thép cuộn các-bon của Việt Nam không bị áp thuế phá giá tại Mỹ (Ảnh minh họa)

Theo đó, USITC xác định, sản phẩm ống thép cuộn cac-bon bán phá giá nhập khẩu từ Oman, Pakistan, UAE đã gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ. Với hàng hóa trợ cấp từ Pakistan và hàng hóa bán phá giá nhập khẩu từ Việt Nam, USITC cho rằng lượng hàng hóa đó thỏa mãn điều kiện không đáng kể.

Theo kết luận của USITC, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) sẽ không ban hành lệnh áp thuế chống trợ cấp đối với Pakistan và lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm ống thép cuộn cac-bon của Việt Nam. Với các sản phẩm bán phá giá nói trên nhập khẩu từ Pakistan, Oman và UAE, DOC sẽ ban hành lệnh áp thuế.

Bản báo cáo công khai của USITC trong vụ việc gồm quan điểm của các Ủy viên và các thông tin trong vụ điều tra sẽ được công bố vào ngày 27/12/2016.

Trước đó, vào ngày 25/10/2016, DOC đã ban hành kết luận cuối cùng về vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp với sản phẩm ống thép cac-bon nhập khẩu từ Pakistan, Oman, UAE  và Việt Nam.

Theo kết luận này, DOC xác định biên độ bán phá giá áp dụng cho sản phẩm trên của Việt Nam với các doanh nghiệp tham gia hợp tác trong quá trình điều tra nằm trong khoảng từ 0,00% - 6,27%, với các doanh nghiệp không hợp tác trong quá trình điều tra là 113,18%. So với quyết định sơ bộ DOC ban hành vào tháng 6/2016, mức biên độ này đã có sự thay đổi.

Sản phẩm thép cán nguội Việt Nam có thể bị kiện tại Hoa Kỳ

Theo đó, sản phẩm bị cáo buộc là thép cán nguội (cold rolled steel – CRS). Nguyên đơn là các công ty ArcelorMittal USA LLC, United States Steel Corporation, Nucor Corporation và AK Steel Corporation. Ngày 24/8/2015, Hoa Kỳ đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với cùng chủng loại sản phẩm trên các sản phẩm mã HS: 7209.15.0000; 7209.16.0030/.0060/.0070/.0091; 7209.17.0030/.0060/.0070/.0091; 7209.18.1530/.1560/.2510/.2520/.2580/.6020/.6090; 7209.25.0000; 7209.26.0000; 7209.27.0000; 7209.28.0000; 7209.90.0000; 7210.70.3000; 7211.23.1500/.2000/.3000/.4500/.6030/.6060/.6090; 7211.29.2030/.2090/.4500/.6030/.6080; 7211.90.0000; 7212.40.1000/.5000; 7225.50.6000/.8080; 7225.99.0090; 7226.92.5000/.7050/.8050; có xuất xứ từ Trung Quốc và một số quốc gia/vùng lãnh thổ khác (Ấn Độ, Brazil, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Vương quốc Anh và Cộng hòa liên bang Nga).

Ngày 24/5/2016, Hoa Kỳ đã ban hành lệnh áp thuế với Trung Quốc với mức thuế chống bán phá giá là 199,76% và thuế chống trợ cấp là 256,44%. Được biết, sau khi Hoa Kỳ ban hành lệnh áp thuế, lượng xuất khẩu của Trung Quốc đối với sản phẩm này sang Hoa Kỳ giảm đi rõ rệt, nhưng lượng xuất khẩu sản phẩm này từ Việt Nam sang Hoa Kỳ lại tăng đột biến.

Sản phẩm thép cán nguội Việt Nam có thể bị kiện tại Hoa Kỳ
Thép cán nguội Việt Nam có thể bị kiện tại thị trường Mỹ. Ảnh minh họa

Theo quy định của Hoa Kỳ, nhằm bổ sung sản phẩm của nước thứ ba vào lệnh áp thuế hiện hành (điều tra lẩn tránh thuế AD/CVD), thì DOC cần phải xem xét các yếu tố: Sản phẩm nhập khẩu từ một nước thứ ba thuộc cùng loại (class/kind) với sản phẩm bị áp thuế; quá trình gia công hoặc hoàn thiện ở nước thứ ba là “nhỏ hoặc không đáng kể”; trước khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ, sản phẩm này đã được hoàn thiện hoặc gia công từ sản phẩm sản xuất ở nước bị áp thuế; trị giá của hàng sản xuất ở nước bị áp thuế chiếm phần lớn tổng trị giá của sản phẩm được xuất khẩu sang Hoa Kỳ và DOC quyết định rằng việc điều tra là cần thiết để tránh việc lẩn tránh.

Bên cạnh đó, DOC cũng phải xem xét các yếu tố như: xu hướng thương mại (pattern of trade); liệu nhà sản xuất/xuất khẩu nguyên liệu đầu vào có liên kết với bên ở nước thứ 3 là bên sử dụng các nguyên liệu này để gia công/hoàn thiện sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ hay không? liệu nước bị áp thuế có tăng xuất khẩu nguyên liệu đầu vào sang nước thứ 3 sau khi DOC khởi xướng điều tra và áp thuế hay không?

Đồng thời, để quyết định liệu quá trình gia công hoặc hoàn thiện có phải là “nhỏ hoặc không đáng kể” hay không, thì DOC phải xem xét tới mức độ nghiên cứu, đầu tư và phát triển, mức độ cơ sở sản xuất ở nước thứ 3 bản chất của quy trình sản xuất, và liệu giá trị gia công ở nước thứ 3 có chiếm một tỷ trọng nhỏ trong trị giá của sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ hay không? Nếu những linh kiện được bổ sung hoặc quá trình gia công ở nước thứ ba được thực hiện bởi người/doanh nghiệp có liên kết với bên (party) ở nước bị áp thuế thì DOC sẽ sử dụng chi phí sản xuất để tính trị giá.

Theo các nguyên đơn, vụ việc này đã đáp ứng được các yêu cầu của quy định pháp luật nêu trên. Vì vậy, nguyên đơn yêu cầu DOC khởi xướng điều tra và hoãn việc thanh khoản các chuyến hàng nhập khẩu sản phẩm thép mạ từ Việt Nam, đồng thời yêu cầu khoản tiền đặt cọc với các chuyến hàng này ở mức bằng với mức thuế CVD, AD đối với sản phẩm từ Trung Quốc.

Căn cứ theo quy định của Mỹ, DOC sẽ xem xét và đưa ra quyết định có khởi xướng điều tra hay không trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn (dự kiến ngày 10/11/2016) và ban hành quyết định cuối cùng trong vòng 300 ngày.

Trước đó, nhiều sản phẩm thép khác của Việt Nam đã bị kiện chống bán phá giá tại thị trường Mỹ như: Đinh thép, ống thép hàn cacbon, ống thép dẫn dầu, mắc áo thép, ống thép không gỉ chịu lực,…

Xi măng, thép... hưởng lợi từ địa ốc

Xi măng, thép... hưởng lợi từ địa ốc Ngành xi măng, thép, gạch xây dựng, nội thất, xây dựng… được hưởng lợi từ BĐS

Theo báo cáo của Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA), thị trường bất động sản (BĐS) các tháng cuối năm 2016 sẽ tiếp tục tăng trưởng nhỉnh hơn so với quý III/2016, vì từ nay đến Tết Nguyên đán là giai đoạn cao điểm trong năm về bán hàng.

Thống kê sơ bộ trong 8 tháng đầu 2016 cho thấy, đã có 10.250 giao dịch thành công tại Hà Nội và khoảng 10.200 giao dịch thành công tại Tp.HCM.

Đáng chú ý, doanh số khả quan trên thị trường BĐS cũng đang khiến ngành xi măng, thép, gạch xây dựng, nội thất, xây dựng… được hưởng lợi.

Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam trong 9 tháng đầu năm, hoạt động sản xuất các loại thép xây dựng, thép cán nguội, ống thép, tôn mạ,… tăng trưởng mạnh nhờ BĐS. Cụ thể, tiêu thụ thép đạt 8,4 triệu tấn, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm ngoái, giúp nhiều doanh nghiệp ngành thép công bố lãi lớn.

Trong 9 tháng đầu năm, thép Hoà Phát đạt 4.656 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 58% so với cùng kỳ; thép Tiến Lên báo lãi 340 tỷ đồng, tăng 2.500% so với cùng kỳ; thép Thái Nguyên, Hoa Sen, Nam Kim,… cũng lần lượt báo lãi kỷ lục.

Theo sau sự sôi động của thị trường địa ốc, ngành xi măng cũng đạt mức tăng trưởng hai con số.

Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, tiêu thụ xi măng nội địa của Việt Nam trong năm 2016 có thể cán mốc khoảng 60 triệu tấn, xuất khẩu khoảng 15,5-17 triệu tấn xi măng và clinker.

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu nhận định, bất động sản có mối liên quan mật thiết với tất cả các ngành kinh tế và cũng tiêu thụ nhiều nhất sản phẩm của các ngành khác.

Theo một báo cáo mới đây từ Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), bất động sản đang là đầu tàu kéo theo nhiều ngành nghề phụ trợ phát triển theo, nhất là thép, xi măng, gạch men và các ngành vật liệu xây dựng khác. Đấy là chưa kể, ngành đồ gỗ, nội thất hay ngành nhựa, cảng biển, vận tải và các công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, nhà thầu, xây dựng... cũng nằm trong cung đường đi lên của BĐS trong năm nay.

Xuất khẩu xi măng và clinker năm 2016 giảm cả lượng và trị giá

Xuất khẩu xi măng và clinker năm 2016 giảm cả lượng và trị giá
Trong 10 tháng đầu năm 2016, cả nước đã xuất khẩu được 12,3 triệu tấn xi măng và clinker. Ảnh minh họa

Trong tháng 10/2016, cả nước đã xuất khẩu được trên 1 triệu tấn xi măng và clinker, thu về 39,2 triệu USD (giảm 11,3% về lượng và giảm 18,7% về trị giá so với tháng 9/2015).

Philippines và Bangladesh vẫn là 2 thị trường tiêu thụ lớn nhất các loại xi măng và clinker của Việt Nam; trong đó, xuất sang Philippines chiếm 25,7% về lượng và chiếm 32% về giá trị (với 3,2 triệu tấn, tương đương 149,4 triệu USD); còn xuất sang Bangladesh chiếm 31% về lượng và chiếm 24,5% giá trị (với 3,8 triệu tấn, tương đương 115 triệu USD).

Về sản xuất và tiêu thụ xi măng trong nước, theo Bộ Xây dựng, tính đến hết tháng 11/2016, có 78 dây chuyền sản xuất xi măng lò quay vận hành với tổng công suất là 86,16 triệu tấn.

Sản lượng tiêu thụ xi măng 11 tháng năm 2016 là 68,46 triệu tấn, bằng 106% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 90% so với kế hoạch. Xuất khẩu 11 tháng năm 2016 là 13,97 triệu tấn, giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo dự kiến, tổng sản lượng xi măng tiêu thụ năm 2016 khoảng 76 triệu tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 100% so với kế hoạch.

Theo dự báo kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2016 và các chính sách đầu tư phát triển, Bộ Xây dựng đã tính toán nhu cầu xi măng năm 2016 khoảng 75- 77 triệu tấn, tức tăng 3,2-6% so với năm trước; cụ thể, tiêu thụ xi măng nội địa khoảng 59-60 triệu tấn, tăng 4,5% - 6,3%; xuất khẩu 16-17 triệu tấn, tương đương năm 2015.

Điều tra chống bán phá giá mặt hàng thép hình H của Trung Quốc

Trước đó, ngày 07/7/2016, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) nhận được hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép hình chữ H, mã HS 7216.33.00; 7228.70.10 và 7228.70.90, có xuất xứ từ Trung Quốc (gồm cả HongKong), nhập khẩu vào Việt Nam với cáo buộc hàng hóa nhập khẩu cản trở đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Cụ thể, hàng hóa bị điều tra là mặt hàng thép hình H có cấu trúc một thân bụng thẳng ở giữa cùng với hai cánh nằm ngang ở trên và dưới, hay còn được biết đến như là “dầm thép W”, “dầm thép H” hoặc thép dầm cánh rộng; phân loại theo mã HS/AHTN 7216.33.00, 7228.70.10 và 7228.70.90.

Những loại mặt hàng bị cáo buộc bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc được căn cứ trên việc so sánh giá trị thông thường và giá xuất khẩu của hàng hóa từ nước này. Trong đó, hành vi bán phá giá của các nhà sản xuất, xuất khẩu của Trung Quốc được dựa trên việc so sánh giữa giá trị thông thường do bên yêu cầu tự tính toán với giá hàng hóa được xuất khẩu vào Việt Nam.

Điều tra chống bán phá giá mặt hàng thép hình H của Trung Quốc
Thép Trung Quốc bị điều tra chống bán phá giá với cáo buộc gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước. Ảnh minh họa

Liên quan đến vụ việc, những trường hợp muốn tiếp cận thông tin lưu hành công khai về vụ việc nêu trên, các cá nhân, tổ chức, phải gửi đơn đăng ký làm bên liên quan đến Cục Quản lý cạnh tranh (cơ quan điều tra) muộn nhất vào 17 giờ ngày 10/11/2016.

Theo khuyến nghị của cơ quan điều tra, tất cả các cá nhân, tổ chức, đang xuất nhập khẩu, kinh doanh, phân phối, sử dụng hàng hóa bị điều tra đăng ký làm bên liên quan để đảm bảo quyền và lợi ích của chính mình theo quy định của pháp luật.

Đối với thuế chống bán phá giá tạm thời, quy định tại Điều 20 Pháp lệnh Chống bán phá giá nêu rõ, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với hàng hóa bị điều tra căn cứ vào kết luận sơ bộ của cơ quan điều tra.

Đối với việc áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước thì theo quy định tại Điều 23 của Pháp lệnh Chống bán phá giá, căn cứ kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra, Bộ Công Thương có thể áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa bị áp thuế trong thời hạn 90 ngày trước khi thuế chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực.

Do đó, cơ quan điều tra khuyến cáo các cá nhân, tổ chức, trong quá trình ký kết hợp đồng nhập khẩu, kinh doanh, phân phối, sử dụng hàng hóa bị điều tra cần lưu ý về khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời và thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước.

Xuất khẩu thép sang thị trường Mỹ tăng mạnh

Xuất khẩu thép sang thị trường Mỹ tăng mạnh
Tổng lượng thép Việt Nam xuất sang Mỹ đạt 117.150 tấn

Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong tháng 9/2016, nước ta đã xuất khẩu trên 333 nghìn tấn thép thành phẩm và bán thành phẩm. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 207,17 triệu USD, tăng 7,5% so với tháng trước. Được biết, trong số đối tác xuất khẩu lớn, thị trường Mỹ nhập các sản phẩm thép ngày càng tăng. Chỉ tính riêng trong tháng 9/2016, lượng thép xuất sang Mỹ đã đạt 117.150 tấn, chiếm 35,15% tổng lượng thép xuất khẩu.

Các doanh nghiệp thép Việt đang đổi mới công nghệ, áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm đáp ứng chất lượng cho các thị trường xuất khẩu khó tính. Ảnh: TL

Theo ghi nhận, trong tháng 10/2016, các sản phẩm thép xây dựng liên tiếp giảm giá. Lý do bởi các công ty trong nước vừa phải đối mặt với thép Trung Quốc nhập khẩu ồ ạt, vừa cạnh tranh giành thị phần với nhau. Trong khi đó, giá các nguyên liệu đầu vào đang có xu hướng tăng lên nên giá bán thép trong tháng 11 sẽ còn có những điều chỉnh.

Theo báo cáo, sản xuất các sản phẩm thép của các doanh nghiệp thành viên VSA tháng 10/2016 đạt 1.479.602 tấn, tức tăng 12,2% so với cùng kỳ năm ngoái, song giảm 1% so với tháng trước. Bên cạnh đó, bán hàng sản phẩm thép các loại trong tháng 10/2016 đạt 1.239.710 tấn, tăng 1% so với tháng 9/2016. Xuất khẩu sản phẩm thép các loại đạt 208.080 tấn, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng chỉ đạt 90% so với tháng trước.

Trong khi đó, lượng thép thành phẩm và bán thành phẩm nhập khẩu trong tháng 9/2016 đạt hơn 1,6 triệu tấn, với kim ngạch nhập khẩu gần 735 triệu USD. Tổng lượng thép thành phẩm và bán thành phẩm nhập khẩu vào Việt Nam tính từ ngày 1/1/2016 - 30/9/2016 đạt hơn 13,86 triệu tấn, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 5,82 tỷ USD.

Quản lý chặt từ gốc để bảo đảm chất lượng hàng hóa vật liệu xây dựng

Quản lý chặt từ gốc để bảo đảm chất lượng hàng hóa vật liệu xây dựng Dự thảo kỳ vọng sẽ góp phần quản lý chặt từ gốc các sản phẩm VLXD đang lưu thông trên thị trường (Ảnh: TL)

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa VLXD sẽ quy định các yêu cầu kỹ thuật và quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá VLXD thuộc nhóm 2 theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường Việt Nam.

Từ những quy định được nêu ra trong dự thảo, để được lưu thông trên thị trường Việt Nam, các sản phẩm, hàng hoá VLXD phải bảo đảm không gây mất an toàn trong quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng. Những tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu phải kê khai đúng chủng loại sản phẩm, hàng hoá VLXD phù hợp với danh mục các sản phẩm đã được quy định. Nếu chưa rõ, cần phối hợp với các tổ chức đánh giá sự phù hợp để thực hiện việc định danh chủng loại sản phẩm.

Ngoài ra, các sản phẩm, hàng hoá VLXD quy định tại Phần 2 khi lưu thông trên thị trường cũng cần phải có giấy chứng nhận và công bố hợp quy. Dấu hợp quy được sử dụng trực tiếp ngay trên sản phẩm hoặc trên bao gói, nhãn gắn hoặc trong chứng chỉ chất lượng, tài liệu kỹ thuật của sản phẩm.

Các quy định về chỉ định và công bố các tổ chức chứng nhận hợp quy sẽ được căn cứ vào sự đáp ứng yêu cầu về hệ thống quản lý, năng lực của các phòng thí nghiệm đã được quy định tại Nghị định số 62/2016/NĐ-CP và Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN ngày 08/4/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Trên cơ sở đó, Bộ Xây dựng sẽ ra quyết định chỉ định các tổ chức chứng nhận hợp quy với sản phẩm và hàng hóa VLXD.

Tiếp đó, những thông tin cần thiết được công bố và đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và địa phương, gồm: Danh sách các tổ chức, các chuyên gia thuộc tổ chức chứng nhận hợp quy đã được chỉ định; danh sách các tổ chức, các chuyên gia thuộc tổ chức chứng nhận hợp quy đã bị xử lý vi phạm về hoạt động chứng nhận hợp quy.

Để được chứng nhận là hợp quy và được công bố hợp quy, các sản phẩm, hàng hoá VLXD phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định  nêu trong Phần 2 của Dự thảo dựa trên kết quả Chứng nhận hợp quy của các tổ chức đánh giá được Bộ Xây dựng chỉ định hoặc thừa nhận.

Việc đánh giá sự phù hợp cho các sản phẩm hàng hóa VLXD được thực hiện theo 3 phương thức. Phương thức thử nghiệm mẫu điển hình; hiêu lực Giấy chứng nhận hợp quy là 1 năm và thực hiện giám sát bằng việc thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu. Phương thức này phù hợp cho các sản phẩm nhập khẩu, các sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở có kinh nghiệm nước ngoài và cơ sở đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.

Với phương thức thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quy trình sản xuất; giám sát bằng việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp đánh giá quy trình sản xuất thì Giấy chứng nhận hợp quy có hiệu lực là 3 năm. Việc giám sát mỗi năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường. Phương thức thứ 3 là phương thức thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa, Giấy chứng nhận hợp quy có hiệu lực với giá trị của từng lô hàng.

Với nhiều điểm mới, các chuyên gia đánh giá, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa VLXD sẽ là thước đo để đánh giá chuẩn về kỹ thuật, góp phần quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá VLXD với các sản phẩm đang lưu thông trên thị trường. Qua đó bảo đảm tính thực tế và phù hợp với yêu cầu của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.

Việt Nam nhập khẩu hơn 7,29 triệu tấn thép thành phẩm từ Trung Quốc

Việt Nam nhập khẩu hơn 7,29 triệu tấn thép thành phẩm từ Trung Quốc
Tổng lượng các loại thép thành phẩm nhập khẩu vào Việt Nam từ ngày 1/1-31/8/2016 đạt 12,35 triệu tấn. (Ảnh minh họa)

Theo đó, lượng thép thành phẩm và bán thành phẩm nhập khẩu trong tháng 8/2016 đạt hơn 1,28 triệu tấn, với kim ngạch nhập khẩu hơn 652 triệu USD. Trong 8 tháng đầu năm, lượng thép thành phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc lên đến hơn 7,29 triệu tấn, tức chiếm 59% trong tổng lượng thép nhập khẩu. Bên cạnh đó, các quốc gia khác cũng cung cấp thép lớn cho Việt Nam như: Nhật Bản (chiếm 14,85%), Đài Loan (chiếm 9,51%), Hàn Quốc (chiếm 9,53%) và Nga (chiếm 3,79%).

Ở chiều ngược lại, Việt Nam xuất khẩu hơn 312 ngàn tấn thép thành phẩm và bán thành phẩm trong tháng 8/2016. Kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 192,7 triệu USD, tức tăng 5,1% so với tháng 7/2016. Khu vực ASEAN vẫn là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Được biết, lượng thép thành phẩm xuất khẩu sang khu vực này trong tháng 8/2016 đạt 134,8 nghìn tấn, giảm 6,8% so với tháng trước đó, và giảm 9,3% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm tỷ trọng 43,16% tổng lượng thép xuất khẩu thép.

Đối với thị trường trong nước, sản xuất sản phẩm thép của các doanh nghiệp thành viên VSA tháng 9/2016 đạt 1.488.415 tấn, tức tăng 18,6% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giảm 2,37 so với tháng trước. Xuất khẩu sản phẩm thép các loại đạt 232.396 tấn, giảm 13,9% so với tháng trước đó nhưng tăng 49% so với cùng kỳ năm 2015. Bán hàng sản phẩm thép các loại trong tháng 9/2016 đạt 1.221.404 tấn, giảm 6,05% so với tháng 8/2016, nhưng tăng cao so với cùng kỳ năm trước là 23,6%.

Hồi cuối tháng 9/2016, sản phẩm thép cán nguội và thép mạ của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ đồng thời bị các doanh nghiệp sản xuất thép Hoa Kỳ nộp đơn kiện yêu cầu điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp tới Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC). Sau đó, ngày 5/10/2016, Bộ Công Thương Việt Nam ban hành Quyết định số 3993/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá đối với thép hình chữ H nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông).

Đẩy mạnh sản xuất VLXD từ tro, xỉ, thạch cao

Theo Bộ Xây dựng, mặc dù năm 2014 Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 1696/QĐ-TTg về một số giải pháp thực hiện xử lý tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, phân bón hóa chất để làm nguyên liệu sản xuất VLXD; tuy nhiên lượng tro, xỉ, thạch cao được xử lý và đưa vào sử dụng còn hạn chế. 

Theo số liệu điều tra thực tế, tổng lượng tro xỉ, thạch cao chỉ tiêu thụ được vào khoảng hơn 30% (tương đương 5 triệu tấn) so với tổng lượng thải ra hàng năm. Chỉ tính riêng lượng tro, xỉ tích lũy của các nhà máy nhiệt điện năm 2016 là 23 triệu tấn, dự kiến đến năm 2018 là 61 triệu tấn, đến năm 2020 là 109 triệu tấn, đến năm 2025 là 248 triệu tấn và đến năm 2030 sẽ là 422 triệu tấn.

Đẩy mạnh sản xuất VLXD từ tro, xỉ, thạch cao Đẩy mạnh sử dụng tro, xỉ, thạch cao để sản xuất VLXD trong thời gian tới. Ảnh minh họa

Lượng tro, xỉ tích lũy lớn như vậy sẽ tạo ra những thách thức cho đất nước khi phải sử dụng diện tích đất khổng lồ để làm bãi chứa và nhiều áp lực môi trường khác. Đặc biệt, có thể xảy ra nguy cơ các nhà máy phải dừng sản xuất do không có đủ bãi chứa.

Bộ Xây dựng cho rằng, để đáp ứng yêu cầu tiết kiệm tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ môi trường, đồng thời đảm bảo phát triển bền vững, thân thiện với môi trường cho các ngành công nghiệp sản xuất VLXD, nên tạo cơ sở pháp lý để đẩy mạnh thực hiện xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất để làm nguyên liệu sản xuất VLXD và sử dụng trong các công trình xây dựng.

Bộ Xây dựng đã tổ chức các hội nghị để lấy ý kiến rộng rãi của các bộ ngành, địa phương và Tập đoàn, Tổng Công ty có liên quan. Các ý kiến đóng góp đã được tiếp thu, giải trình và tổng hợp vào dự thảo Đề án.

"Phát triển vật liệu không nung đang là xu thế"

"Phát triển vật liệu không nung đang là xu thế" Thứ trưởng Bùi Phạm Khánh phát biểu tại hội nghị

Liên kết tạo thế mạnh

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm 7 tỉnh: Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang và Tây Ninh. Đây được đánh giá là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng cao, dẫn đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Đây cũng là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao ứng dụng KHCN hàng đầu cả nước. Phát huy lợi thế, tiềm năng của từng vùng với quy hoạch ngành công nghiệp vật liệu tập trung tại Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh và Long An.

Việc triển khai quy hoạch do Tp.HCM chủ trì thể hiện quan hệ hợp tác lâu dài, bền vững và tăng cường trao đổi kinh nghiệm quản lý, tìm hiểu khả năng hợp tác và đầu tư phát triển. Theo đó, Trung tâm Xúc tiến thương mại đầu tư thành phố đã có phòng trưng bày sản phẩm xuất khẩu của Tp.HCM, sẵn sàng hỗ trợ, hướng dẫn các DN của 7 tỉnh tham gia trưng bày sản phẩm xuất khẩu, nắm bắt thông tin về thị trường để xuất khẩu. Ngoài ra, 8 tỉnh, thành phố đang có những hoạt động hiệu quả nhằm hỗ trợ các DN sản xuất vật liệu, nhất là vật liệu không nung (VLKN). Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương, bà Nguyễn Thị Thanh Hảo cho biết, có thế mạnh về nguyên liệu như cát, đá, đất sét..., tỉnh đã quyết liệt vận động được 70 lò gạch sản xuất gạch đỏ từ lò hoffman ngừng sản xuất và chuyển sang đầu tư VLKN (30 doanh nghiệp). Tỉnh đã nâng mức cho vay của Quỹ KHCN từ 2 tỷ lên 15 tỷ đồng, với mức lãi suất 2,3%/năm nhằm khuyến khích các DN đầu tư sang VLKN. Bên cạnh đó, Sở làm triệt để khâu truyền thông từ những người có chuyên môn phải tính toán ngay từ đầu để công trình tiết kiệm nhất khi sử dụng VLKN. Bên cạnh đó, Sở cũng ký kết với Đài PT-TH Bình Dương có một chương trình về VLKN để tuyên truyền tới người dân.

Giám đốc Sở Xây dựng Tp.HCM, ông Trần Trọng Tuấn đánh giá đã thu được một số kết quả sau 2 năm thỏa thuận hợp tác này. Cụ thể, tại các địa phương, chương trình phát triển VLKN đến năm 2020 thông qua tuyên truyền đã nhận được sự quan tâm tích cực của các chủ đầu tư, nhà tư vấn và thi công. Các DN sản xuất, kinh doanh VLXD của vùng đã được tiếp cận với nhiều kênh thông tin quy hoạch, khoáng sản, các chính sách, quy hoạch ngành do một số sở đã quan tâm đến lĩnh vực này nhiều hơn trước.

Mở rộng, nâng cao năng lực

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh đã đánh giá cao việc thực hiện liên kết này. Ông cũng cho rằng, kiên kết này đã tạo cơ hội trong quản lý để phát huy lợi thế và nâng cao năng lực cho những tỉnh chưa phát triển. Thứ trưởng Bùi Phạm Khánh cũng đề xuất mở rộng cho các tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng để đánh giá toàn diện hơn trong công tác quản lý và phát triển VLXD khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

Để thị trường này được phát triển ổn định, các đơn vị cũng kiến nghị với Bộ Xây dựng điều chỉnh một số văn bản, chính sách chưa phù hợp. Kiến nghị  tăng thuế tài nguyên đất sét để tạo sự cạnh tranh công bằng cho VLKN vì giá bán của gạch nung quá rẻ. Điểm quan trọng khác là nên quy định tất cả các công trình nhà cao tầng sử dụng VLKN và không nên giới hạn độ cao để VLKN được đi vào cuộc sống.

Sở Xây dựng Tp.HCM kiến nghị khi phạt hành vi không sử dụng VLKN không đánh đồng giữa các quy mô công trình mà phải tương ứng với giá trị khối xây vi phạm.

Đại diện Sở Xây dựng Tp.HCM kiến nghị: “Phát triển VLKN đang là xu thế. Vì thế, Bộ cũng nên quan tâm đến việc cấu kiện bê tông đúc sẵn - một giải pháp phát triển bền vững trong ngành Xây dựng. Bởi chúng giúp giảm thiểu chất thải và giảm chi phí sản xuất. Sản phẩm này nên được phát triển để hợp với xu hướng của thế giới”.

Sở Xây dựng Đồng Nai cho ý kiến, hiện nay, việc liên kết 7 tỉnh vẫn còn đơn lẻ và chưa mang tính chất vùng. Các Sở không biết kế hoạch hay chương trình công tác lẫn nhau nên việc cung cấp thông tin còn thụ động. Do vậy, đơn vị này kiến nghị mỗi tỉnh cần thông báo chương trình, kế hoạch quản lý, phát triển VLXD của tỉnh mình để các đơn vị bạn được nắm bắt và sự phối hợp kịp thời để đạt hiệu quả cao hơn.

Nên sử dụng gạch lát nền hay sàn gỗ công nghiệp?

Nếu như trước đây các gia đình đều lựa chọn gạch để lát nền trong hầu hết các công trình kiến trúc, thì những năm trở lại đây sàn gỗ công nghiệp đã gây được sự chú ý của nhiều người và khá được ưa chuộng.

Với kỹ thuật sản xuất ngày càng hiện đại, sàn gỗ công nghiệp trên thị trường xuất hiện khá phong phú và đa dạng về màu sắc, chủng loại và thích hợp với nhiều không gian kiến trúc. Vậy nên lát nền nhà bằng vật liệu nào?

Về chất lượng sản phẩm

Gạch lát nền là sản phẩm được đánh giá cao về độ bền và độ chắc chắn, nhưng nếu có vật nặng rơi xuống nền gạch thì có thể làm nứt hay vỡ gạch. Tuy nhiên, lát gạch bạn có thể hạn chế được tình trạng phồng rộp hoặc bong tróc như một số sản phẩm của sàn gỗ công nghiệp kém chất lượng.

lát sàn bằng gạch Từ xưa đến nay, sử dụng gạch để lát sàn là lựa chọn của rất nhiều người

Đối với sàn gỗ công nghiệp thì tùy thuộc vào từng loại sẽ có tuổi thọ khác nhau, trung bình là từ 10 đến 30 năm. Do sàn gỗ được cấu tạo từ 4 lớp nên đảm bảo được độ chắc chắn cao, chịu được lực lớp, việc lắp đặt thi công cũng tương đối dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, để đảm bảo, bạn là nên sử dụng loại sàn gỗ đạt chất lượng cao, sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thì mới đảm bảo mang lại hiệu quả như mong muốn.

Ngoài ra, sàn nhà bằng gạch giúp bạn có thể lau chùi thoải mái với nước, tuy nhiên vào thời điểm gió nồm thì nền sạch sẽ xuất hiện trường hợp đổ mồ hôi làm ẩm sàn nhà dễ gây trơn trượt khi đi lại. Ngược lại, sàn gỗ công nghiệp bạn không cần lo lắng về vấn đề này, bởi sàn gỗ có khả năng chịu nước, chống ẩm tốt. Trong đó loại tốt nhất làm sàn gỗ Malaysia, sàn gỗ Thụy Sĩ có thể chịu nước tốt lên đến 72 giờ giúp mang lại cảm giác dễ chịu và đảm bảo an toàn cho việc đi lại trong bất cứ thờ điểm nào trong năm.

sàn gỗ công nghiệp Sàn gỗ công nghiệp cũng có nhiều ưu điểm vượt trội, là đối thủ đáng gườm của sàn gạch

Điểm nổi bật của sàn gỗ công nghiệp so với gạch lát nền là sàn gỗ giúp mang lại cảm giác mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông giúp bạn không còn e ngại vào mỗi buổi sáng khi phải đặt chân xuống nền gạch lạnh giá.

Về màu sắc

Gạch lát nền trên thị trường có nhiều chủng loại, màu sắc, họa tiết khác nhau, nhưng sàn gỗ công nghiệp cũng phong phú không kém về màu sắc từ tone trầm cho đến màu sáng, vân gỗ đẹp tự nhiên làm cho không gian ngôi nhà của bạn vừa gần gũi tự nhiên, nhưng cũng rất sang trọng và hiện đại.

Về giá thành

Nhiều người cho rằng sàn gỗ công nghiệp sẽ có giá đắt hơn rất nhiều gạch lát nền, thế nhưng sàn gỗ công nghiệp trên thị trường có nhiều loại khác nhau với nhiều mức giá cho bạn lựa chọn. Hiện nay, cũng có rất nhiều loại sàn gỗ có mức giá trung bình phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ cao mang đến sự hài lòng cho người tiêu dùng.

sàn nhà đẹp` Sàn gỗ công nghiệp có ưu điểm nổi bật hơn so với các loại gạch lát nền

Những đặc tính trên cho thấy sàn gỗ công nghiệp có những điểm nổi bật hơn so với các loại gạch lát nền. Đó cũng chính là lý do vì sao sàn gỗ công nghiệp đang dần thay thế các vật liệu lát nền truyền thống trong phong cách hiện đại ngày nay, giúp mang lại vẻ đẹp sang trọng, ấn tượng cho từng không gian kiến trúc.

Giá cả và lợi ích của đá hoa cương

Giá cả đá hoa cương

Hiện nay, trên thị trường giá đá hoa cương nằm ở mức trung bình dao động từ 450 - 800 ngàn đồng/m2. Trong đó, đá màu đen, vàng, tím, xanh ngọc có giá khoảng 500 ngàn đồng/m2, đắt nhất là đá đỏ ruby có giá từ 700 - 1.300 ngàn đồng/m2. Những loại đá hoa cương màu này cũng được đánh giá là sử dụng phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay.

Giá cả và ưu điểm của đá hoa cương Đá hoa cương mang đến sự bền đẹp, chắc chắn cho căn bếp nhà bạn

Lợi ích đá hoa cương

Mang lại vẻ đẹp bền chắc, sang trọng cho từng hạng mục sử dụng như: đá hoa cương làm mặt bàn bếp, ốp cầu thang, ốp tường… là ưu điểm đầu tiên của đá hoa cương. 

Bên cạnh đó, đá hoa cương còn là chất liệu cứng, khả năng chịu lực tốt, đa dạng về kiểu dáng bề mặt, màu sắc còn có khả năng thích ứng rộng rãi trong nhiều điều kiện sử dụng khác nhau.

Do có xuất xứ hoàn toàn bằng chất liệu tự nhiên và tùy vào đặc tính của từng vùng địa chất nên màu sắc của đá cũng hoàn toàn khác nhau. Do đó, mỗi sản phẩm làm bằng đá hoa cương sẽ có màu sắc, những đốm hoa văn, mảng màu và vân đá riêng biệt mang lại nét độc đáo riêng. Đó cũng chính là lý do vì sao đá hoa cương thu hút khách hàng đến từng sản phẩm.

Đá hoa cương còn được sử dụng để ốp, lát cầu thang

Thiết kế cầu thang đá hoa cương sẽ giúp mang lại nét đẹp thanh lịch, sang trọng và tinh tế nhất. Ngoài ra, sử dụng đá hoa cương còn giúp cho bạn dễ bảo quản. Tuổi thọ của đá lâu dài sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng.

Bên cạnh đó, người ta còn dùng đá hoa cương để ốp tường, ốp cột nhà sẽ tạo cảm giác vững chắc cho công trình kiến trúc cũng như làm tăng thêm vẻ đẹp quyến rũ cho không gian nội thất.

Với việc mang vẻ đẹp thiên nhiên của đá hoa cương vào bên trong ngôi nhà không chỉ giúp tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái mà nó cũng rất tốt về phong thủy mang đến những vượng khí và may mắn cho gia đình bạn.

Nhập khẩu thép các loại tăng mạnh trong 11 tháng

Nhập khẩu thép các loại tăng mạnh trong 11 tháng Nhập khẩu thép các loại tăng 23,4% về lượng

Theo đó, nhập khẩu sắt thép của Việt Nam trong tháng 11/2016 là 1,46 triệu tấn, trị giá 712 triệu USD, đã giảm 5,8% về lượng và 2% về trị giá so với tháng trước.

Tính đến hết tháng 11/2016, lượng sắt thép cả nước nhập về tăng 22,5% về lượng, là 16,9 triệu tấn. Trị giá nhập khẩu sắt thép các loại là 7,25 tỷ USD, chỉ tăng nhẹ 6,4% so với cùng kỳ năm 2015, do đơn giá nhập khẩu bình quân trong 11 tháng năm 2016 giảm 13,1%.

Cụ thể, trong tháng 11/2016, lượng sắt thép thô tăng 33,9% so với cùng kỳ, ước đạt 466,5 nghìn tấn; lượng thép cán tăng 28,9% so với cùng kỳ, ước đạt 511,9 nghìn tấn; lượng thép thanh, thép góc giảm 1,4% so với cùng kỳ, ước đạt 385,6 nghìn tấn. Tính chung 11 tháng đầu năm 2016, lượng sắt thép thô tăng 20,2% so với cùng kỳ, đạt 4.657,8 nghìn tấn; thép cán tăng 25,9% so với cùng kỳ, đạt 4.798,4 nghìn tấn; thép thanh, thép góc tăng 9,4% so với cùng kỳ, đạt 4.255,9 nghìn tấn.

Theo Tổng Cục Hải quan, 11 tháng vừa qua, Việt Nam nhập khẩu thép từ Trung Quốc nhiều nhất, tăng 18% so với cùng kỳ; nhập từ Nhật Bản 2,44 triệu tấn, tăng 7%; nhập từ Hàn Quốc 1,69 triệu tấn, tăng 6,5% so với 11 tháng trong năm 2015.

Bộ Công thương đánh giá, nhu cầu xây dựng trong nước hiện đang ở trạng thái tốt nên việc sản xuất và tiêu thụ thép dài vẫn giữ ở mức khá cao. Tỷ lệ tăng trưởng mạnh cả về bán hàng và sản xuất các sản phẩm thép trong 11 tháng đầu năm 2016 đã cho thấy khả năng đáp ứng được nhu cầu về các sản phẩm thép xây dựng của các doanh nghiệp trong nước. Do đó, giá bán sản phẩm thép vẫn giữ ở mức ổn định.

Ống thép dẫn dầu Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá tại Mỹ

Ống thép dẫn dầu Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá tại Mỹ
Mỹ áp thuế chống bán phá giá ống thép dẫn dầu nhập khẩu từ Việt Nam. Ảnh minh họa

Theo quyết định, DOC xác định mức thuế tạm thời đối với 01 bị đơn bắt buộc là 0.00% và mức thuế suất toàn quốc vẫn giữ nguyên là 111.47%. So với mức thuế cuối cùng của vụ việc điều tra ban đầu được DOC công bố vào ngày 11/ 7/2014 thì việc DOC xác định sơ bộ công ty tham gia hợp tác trong quá trình điều tra không bán phá giá trong giai đoạn rà soát là một thành công lớn của doanh nghiệp Việt Nam.

Cụ thể, các sản phẩm bị điều tra đợt này có các mã HS: 730429, 730629, 730520, 730439, 730459 từ Việt Nam cho giai đoạn từ ngày 25/02/2014 đến ngày 31/8/2015.

Trong thông báo trên, DOC tạo cơ hội cho phép các bên liên quan gửi các bản bình luận (case brief) trong vòng 30 ngày kể từ khi quyết định sơ bộ được đăng trên Công báo Liên bang và bản phản biện (rebuttal) trong vòng 5 ngày sau khi nộp bản bình luận. Ngoài ra, các bên liên quan muốn yêu cầu một phiên điều trần phải gửi văn bản yêu cầu chính thức tới Trợ lý Bộ trưởng tuân thủ và thực thi trong vòng 30 kể từ khi kể từ ngày đăng công bố này.

Theo dự kiến, DOC sẽ ra quyết định cuối cùng của đợt rà soát trong vòng 120 ngày kể từ khi quyết định sơ bộ được đăng trên Công báo Liên bang.

Cách vệ sinh đá tự nhiên hiệu quả

Ưu điểm của đá tự nhiên là tạo nên một bề mặt chắc chắn, màu sắc bền và đẹp mắt. Nó không chỉ sang trọng mà còn phù hợp với rất nhiều công trình xây dựng, phong cách thiết kế khác nhau. 

Cũng như những loại vật liệu khác, để giữ được vẻ bền đẹp theo thời gian, bạn cần phải biết cách vệ sinh, bảo dưỡng sao cho đúng cách. Dưới đây là một vài kinh nghiệm để bạn vệ sinh sàn đá tự nhiên hiệu quả.

Kiểm tra hóa chất vệ sinh

Granite và đá Marble là hai loại đá tự nhiên hiện đang được sử dụng nhiều nhất. Nó khá nhạy cảm với một số hoạt chất làm sạch nhất là các dung dịch có chứa axit. Do vậy khi thực hiện việc vệ sinh cũng như chọn lựa sản phẩm vệ sinh bạn cần cân nhắc và lựa chọn một cách kỹ lưỡng.

Thông thường với loại sàn đá tự nhiên bạn nên dùng các loại chất tẩy rửa chuyên dụng để đảm bảo duy trì được độ bền và an toàn bề mặt đá.

Cách vệ sinh đá tự nhiên hiệu quả Nên sử dụng hóa chất tẩy rửa chyên dụng để vệ sinh sàn

Hạn chế sử dụng các loại hóa chất phủ bóng

Sử dụng chất phủ bóng sẽ giúp cho bề mặt sàn trở nên láng hơn. Tuy nhiên, nhiều gia đình hiện nay lại quá lạm dụng loại phụ gia này. Điều đó gây nên một số tác dụng phụ đáng tiếc như: sàn không còn giữ được vẻ sáng bóng tự nhiên, độ thẩm mỹ giảm đi một cách đáng kể.

Theo nhiều chuyên gia nhận định, sử dụng sàn đá tự nhiên nên áp dụng bằng phương pháp đánh bóng chuyên nghiệp, có như vậy mới mang lại hiệu quả tốt nhất, duy trì được tuổi thọ của bề mặt sàn.

Trước khi vệ sinh phải quét sạch, hút bụi bề mặt sàn

Đá tự nhiên có một đặc điểm đó là khá nhạy cảm với bụi bẩn, chỉ cần một tác động nhỏ cũng đủ gây nên tình trạng trầy xước. Do vậy muốn đảm bảo an toàn hơn trước khi thực hiện lau hay đánh bóng sàn đá bạn cần phải thực hiện nhiệm vụ quét, hút sạch bụi bẩn để đá tự nhiên luôn duy trì được vẻ đẹp vốn có của nó như ban đầu.

Cách vệ sinh đá tự nhiên hiệu quả 1 Trước khi vệ sinh sàn, bạn nên quét nhà và hút bụi nhé

Không sử dụng giấm để vệ sinh sàn đá tự nhiên

Nhiều người thường sử dụng giấm ăn để loại bỏ vết bẩn. Nhưng trong trường hợp này, giấm ăn sẽ không phát huy được tác dụng tối đa của mình.

Giấm ăn chỉ có thể đóng vai trò làm chất tẩy rửa hiệu quả nhất đối với các vết bẩn xuất hiện ở trên vải, thảm, còn đối diện với các bề mặt đá tự nhiên thì tốt nhất bạn không nên dùng bằng giấm ăn bởi bên trong nó có chứa thành phần axit gây nên các tổn hại không hề nhỏ chút nào cho bề mặt đá.

Xử lý ngay khi đồ ăn, thức uống bị đổ lên sàn

Về các loại vật liệu lát sàn nói chung và đá tự nhiên nói riêng, khi đồ ăn, thức uống bị đổ lên sàn thì bạn cần phải xử lý ngay để loại bỏ hoàn toàn các vết bẩn, nếu để quá lâu thì nó sẽ trở thành vết bẩn cứng đầu và khó có thể loại bỏ hết được.

Về phương pháp thực hiện thì cũng khá đơn giản, chỉ cần dùng khăn ẩm là có thể loại bỏ nó hoàn toàn được rồi.

Vật liệu xanh: giải pháp cải thiện chất lượng không khí trong nhà

Vật liệu xanh: giải pháp cải thiện chất lượng không khí trong nhà Mang đến bầu không khí trong lành với những vật liệu xanh

Khi nghiên cứu VLXD xanh, cần lưu ý đến mức độ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC). VOC là các hóa chất dễ trở thành dạng khí và lẫn với oxy trong nhà bạn. Các sản phẩm xây dựng hàng đầu có chứa VOC gồm vật liệu cách nhiệt, keo dán, sơn, vecni, thảm, sàn vinyl.

Khi chọn vật liệu cần kiểm tra kỹ chứng nhận Greenguard và Green Seal, đồng thời xem xét sản phẩm dựa trên mức độ phát thải hóa chất.

Một trong những sản phẩm có lượng VOC thấp là sàn làm từ vật liệu sứ giả gỗ. Vật liệu này không những không chứa độc tố mà còn rất bền, không cần đánh bóng và không bị hỏng do nước.

Để xây một ngôi nhà với nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, chất lượng không khí tốt, vật liệu tổng hợp xi măng sợi gỗ là lựa chọn phù hợp. Sản phẩm độc đáo này giúp cân bằng độ ẩm tương đối bên trong nhà một cách tự nhiên mà không cần sự trợ giúp có các loại máy móc. Một lợi ích khác của vật liệu này là khả năng ngăn ngừa nấm mốc và vi khuẩn.

Những sản phẩm gỗ tổng hợp làm kệ sách, đồ nội thất phòng trẻ em hay đồ chơi cho trẻ có thể chứa các loại hóa chất độc hại. Vì thế, nên sử dụng những đồ nội thất được sản xuất từ các vật liệu hữu cơ, tự nhiên như nội thất làm từ len, gỗ, bã đậu nành, bông, vật liệu VOC thấp.

Thái Lan khởi xướng điều tra thép tấm không hợp kim nóng của Việt Nam

Thái Lan khởi xướng điều tra thép tấm không hợp kim nóng của Việt Nam
Thép tấm không hợp kim nóng bị Thái Lan khởi xướng điều tra. Ảnh minh họa

Các sản phẩm bị điều tra trong đợt này là thép tấm không hợp nóng cuộn và không cuộn có các mã HS: 7208.36.00.031; 7208.36.00.032; 7208.36.00.033; 7208.36.00.090; 7208.37.00.041; 7208.37.00.042; 7208.37.00.043; 7208.37.00.090; 7208.38.00.041; 7208.38.00.042; 7208.38.00.043; 7208.38.00.090; 7208.39.00.041; 7208.39.00.042; 7208.39.00.043; 7208.39.00.090; 7208.51.00.090; 7208.52.00.090; 7208.53.000.11; 7208.53.00.012; 7208.53.00.013; 7208.53.00.090; 7208.54.00.011; 7208.54.00.012; 7208.54.00.013; 7208.54.00.090.

Đồng thời, DFT cũng ban hành bản câu hỏi điều tra và thời hạn để trả lời bản câu hỏi, gửi tới DFT trước 16h30 ngày 14/11/2016.

DFT cũng thông báo sẽ tổ chức phiên điều trần dự kiến vào lúc 9h ngày 10/11. Song, các bên liên quan cần đăng ký tham gia trước 16h30 ngày 28/10. Ngoài ra, DFT cũng sẽ tạo cơ hội tham vấn với các bên trong trường hợp có đề nghị và chứng minh được có quyền lợi thiết yếu trong vụ việc và gửi trước 16h30 ngày 28/10.

Trước đó, Thái Lan đã khởi xướng điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ từ năm 2014, cụ thể:

Thái Lan khởi xướng điều tra thép tấm không hợp kim nóng của Việt Nam 1
 

Trong vụ việc trên, Việt Nam được loại ra khỏi danh sách các nước bị áp dụng biện pháp vì lượng xuất khẩu không đáng kể và là nước đang phát triển. Tuy nhiên, trong vụ việc điều tra gia hạn lần này, nếu lượng xuất khẩu của Việt Nam chiếm trên 3% tổng lượng nhập khẩu của Thái Lan thì DFT có thể sẽ không loại trừ hàng xuất khẩu của Việt Nam ra khỏi biện pháp tự vệ (nếu áp dụng).

Những vướng mắc trong phát triển VLXD không nung

Theo báo cáo, hiện nay đã có 5 Luật, 8 Nghị định, 3 Quyết định, 1 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và 12 Thông tư đang hiện hành, trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến khuyến khích phát triển sản xuất và sử dụng VLXKN trong xây dựng.

TS.Thái Duy Sâm, Phó chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng đánh giá, hệ thống văn bản pháp lý thực hiện chương trình phát triển VLXKN đã khá đầy đủ, hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đã được bổ sung soát xét. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực tế đã bộc lộ những hạn chế đòi hỏi phải chỉnh sửa cho phù hợp.

Để giải quyết những hạn chế và thiếu xót, TS.Thái Duy Sâm cho rằng, nên sửa Thông tư 09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012 theo hướng nâng cao tỷ lệ gạch nhẹ trong các công trình cao tầng lên tới 70 - 80%. Đồng thời, nên quy định cụ thể chế độ báo cáo của nhà đầu tư, cũng như nghiên cứu điều kiện cụ thể của từng địa phương để có quy định cho phù hợp.

Những vướng mắc trong phát triển VLXD không nung Nên phát triển VLXD không nung trong các công trình xây dựng. Ảnh minh họa

Còn theo PGS.TS Trần Kim Chung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, không nên quy định “Chủ đầu tư xây dựng công trình sử dụng các loại VLXKN có trách nhiệm báo cáo về tình hình sử dụng VLXKN tới Sở Xây dựng địa phương 6 tháng và 12 tháng một lần” vì điều này sẽ tạo gánh nặng thủ tục hành chính cho DN.

Ông Chung cho rằng, cái cần làm là giám sát tuân thủ quy chuẩn. Nếu cơ quan quản lý Nhà nước muốn biết được tình hình thực hiện VLXKN, chỉ cần nắm được số lượng sản xuất/nhập khẩu là đủ, không nên theo dõi quá chi tiết tại chân công trình, vừa rối, vừa cồng kềnh bộ máy, lại tăng thủ tục hành chính không cần thiết.

Còn ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế DN lớn (Tổng Cục Thuế) thì kiến nghị, Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan cần xác định, phân loại rõ những loại VLXKN được xếp vào loại vật liệu nhẹ, vật liệu quý hiếm, trên cơ sở đó có hướng dẫn cụ thể, tuyên truyền để các DN biết.

Ở một góc nhìn khác, TS.Trần Bá Việt, Phó viện trưởng Viện Khoa học công nghệ xây dựng thì cho rằng, vướng mắc lớn nhất trong việc phát triển VLXKN chính là vướng mắc về kinh tế, chứ không phải chính sách.

Theo ông Việt, khi nhà sản xuất làm việc với nhà thầu, câu đầu tiên được hỏi là “giá bao nhiêu”? Ông Việt đưa ra dẫn chứng: Ở Đà Nẵng 1m2 gạch nung tường đơn 2 lỗ có giá 610 nghìn đồng, ở Hà Nội là 750 nghìn đồng, ở Tp.HCM từ 930 - 950 nghìn đồng. Trong khi đó, gạch xi măng cốt liệu có giá từ 600 - 750 nghìn đồng, gạch ACC giá khoảng 950 nghìn đ/m2 tùy loại… Chắc chắn, nếu gạch không nung có giá thấp hơn hoặc bằng với gạch nung thì còn có thể cạnh tranh, chứ giá cao hơn thì rất khó cạnh tranh, chưa kể gạch không nung còn mang tiếng là hay bị nứt.

Bộ Công Thương đồng ý xuất khẩu bụi thép sang Trung Quốc

Bộ Công Thương đồng ý xuất khẩu bụi thép sang Trung Quốc Khuyến khích các DN tìm đối tác để xuất khẩu, tái chế bụi lò thép (Ảnh minh họa)

Theo Bộ Công Thương, bụi lò thép là chất thải nguy hại hoặc có khả năng là chất thải nguy hại, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro với môi trường. Trong khi đó, công nghệ tái chế và xử lý bụi lò thép ở trong nước còn hạn chế. Do đó, việc các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm các đối tác để xuất khẩu hoặc tái chế cần được khuyến khích. Bộ Công Thương ủng hộ chủ trương xuất khẩu 300.000 tấn bụi lò thép do Công ty TNHH Kim Phúc Hà có trụ sở tại tỉnh Lạng Sơn đề xuất.

Tuy nhiên, để bảo đảm điều kiện vận chuyển, kinh doanh và xuất khẩu chất nguy hại (bụi lò thép), chất thải theo đúng quy đinh của pháp luật và thông lệ quốc tế, Bộ Công Thương đề nghị Công ty TNHH Kim Phúc Hà liên hệ với Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) để được hướng dẫn và hoàn thiện các thủ tục liên quan.

Ngày 20/12, theo Bộ Công Thương, Công ty TNHH Kim Phúc Hà đã có văn bản đề nghị được xuất khẩu 300.000 tấn bụi lò thép.

Trong văn bản, công ty này cho rằng bụi lò thép là chất thải được tạo ra trong quá trình sản xuất thép chưa được tái chế ở Việt Nam. Hiện nay, bụi lò thép được các nhà máy ở Việt Nam thu gom, đóng bao và lưu trữ tại các nhà kho không đảm bảo quy định về quản lý chất thải nguy hại do số lượng ngày càng tăng mà chưa có phương án xử lý hoặc tái chế. Vì thế, trong một thời gian ngắn nữa, các nhà máy thép này sẽ không còn đủ chỗ để chứa lượng bụi lò phát sinh. Trong khi, ở Việt Nam hiện nay, vẫn chưa có đơn vị nào đủ năng lực để xử lý loại chất thải này.

Thị trường xi măng cuối năm: Có đạt đích 75 triệu tấn?

Xuất khẩu khó, tiêu thụ nội địa tăng

Kết thúc 9 tháng năm 2016, sản lượng tiêu thụ XM nội địa tăng 7.7% so với cùng kỳ năm 2015. Đây là con số tăng trưởng khá với tốc độ tăng tương đối đều. Nếu tính riêng tháng 9/2016, tiêu thụ XM nội địa đạt 5.25 triệu tấn, xuất khẩu clinker và XM ước đạt 1.3 triệu tấn. 9 tháng, tổng sản lượng XM tiêu thụ nội địa ước đạt 43.55 triệu tấn, tăng 7.7% so với cùng kỳ năm 2015, xuất khẩu clinker và XM ước đạt 11.7 triệu tấn bằng 98.7% so với cùng kỳ năm 2015.

Nếu tiêu thụ nội địa tiếp tục tăng thì ngược lại xuất khẩu XM của nước ta gặp khó khăn, sản lượng và giá trị xuất khẩu sụt giảm trong năm 2016. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp sản xuất XM nước ta gặp sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước láng giềng sản xuất XM như Thái Lan, Trung Quốc…

Thị trường xi măng cuối năm: Có đạt đích 75 triệu tấn? Tiêu thụ nội địa tăng 7,7%, xuất khẩu khó

Việt Nam xếp thứ 5 trên thế giới và đứng đầu khu vực Đông Nam Á về sản lượng sản xuất XM, nhưng thực tế lượng XM xuất khẩu của Việt Nam so với Thái Lan lại thấp hơn rất nhiều. Là quốc gia có kinh nghiệm lâu năm trong xuất khẩu XM với những bạn hàng truyền thống lại có lợi thế cạnh tranh là chất lượng và vận chuyển nhanh nên XM Thái Lan chiếm ưu thế hơn hẳn XM Việt Nam khiến doanh nghiệp xuất khẩu XM của Việt Nam lép vế.

Nước láng giềng Trung Quốc sau thời gian phát triển nóng đã dư thừa công suất khoảng 670 triệu tấn XM, lượng dư này gấp khoảng 8 lần tổng công suất XM của Việt Nam. Một trong những phương thức cạnh tranh của XM Trung Quốc là cạnh tranh về giá, giảm giá để cạnh tranh. Phương thức cạnh tranh này khiến các doanh nghiệp XM của Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp XM nước ngoài khác nói chung rất khó để chen chân.

Có cán đích thành công?

Mặc dù XM tiêu thụ nội địa tăng nhưng xuất khẩu giảm và câu hỏi đặt ra là từ nay đến cuối năm 2016 ngành XM có cán đích mục tiêu đề ra đạt 75 - 77 triệu tấn, tăng 3.2 - 6% so với năm 2015?

Đại diện một doanh nghiệp XM cho rằng, tiêu thụ XM hiện gặp rất nhiều khó khăn, lượng XM trong nước dư cung, cạnh tranh khốc liệt, toàn ngành phải rất nỗ lực mới tiêu thụ đạt được con số 75 triệu tấn đề ra.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quang Cung - Chủ tịch Hiệp hội Xi măng cho rằng, tiêu thụ trong nước tăng không đột biến, xuất khẩu tiếp tục gặp khó thì chỉ tiêu đặt ra tiêu thụ 75 - 77 triệu tấn không đơn giản.

Đến hết tháng 9, tổng lượng XM tiêu thụ ước đạt 55.25 triệu tấn, tăng 7.7% so với cùng kỳ năm 2015. Như vậy 3 tháng cuối năm sẽ phải tiêu thụ tối thiểu 20 triệu tấn, chia đều cho các tháng, tương đương mỗi tháng cần tiêu thụ nội địa và xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn. Để đạt con số này, buộc các doanh nghiệp trong nước phải đẩy mạnh tiêu thụ nội địa. Và thị trường XM trong nước sẽ tiếp tục cạnh tranh quyết liệt trong cuộc đua về đích vào cuối năm.

Nên chọn sàn gỗ Kronoswiss hay sàn gỗ Kahn?

Về nguồn gốc

Sàn gỗ Kronoswiss của Thụy Sĩ và sàn gỗ Kahn của Đức đều là dòng sản phẩm cao cấp được sản xuất theo tiêu chuẩn châu u đạt chất lượng cao.

Sàn gỗ Kahn Đức được sản xuất bằng sàn gỗ công nghiệp và sản phẩm dựa trên tiêu chuẩn chất lượng châu u. Còn với sàn gỗ Kronoswiss Thụy Sĩ thì sản phẩm được làm từ những loại gỗ quý ở rừng Thụy Sĩ với công nghệ chế biến hàng đầu thế giới Kronospan có độ cứng cao và không bị ngấm nước rất hiệu quả.

Nên chọn sàn gỗ Kronoswiss hay sàn gỗ Kahn? Sàn gỗ hiện đang là lựa chọn của rất nhiều gia đình hiện đại

Về cấu tạo

Nhìn chung, 2 loại sàn gỗ này đều được cấu tạo 4 lớp gồm:

Lớp trên cùng là lớp trong suốt được ép ở nhiệt độ cao làm tăng khả năng chống nước, chống xước, chống cháy và phai màu rất tốt.

Lớp phim ở giữa có tác dụng tạo màu và vân gỗ giúp mang đến nét đặc trưng riêng cho từng sản phẩm sàn gỗ.

Lớp cốt gỗ bằng chất liệu HDF giúp làm tăng khả năng chịu nước và khả năng chịu lực cho sàn gỗ.

Lớp lót dưới cùng có khả năng chống thẩm, chống nước bốc hơi giúp nền nhà được ổn định hơn.

Những chỉ số chất lượng cần quan tâm

Mỗi loại sàn gỗ sẽ tương đương với chỉ số chất lượng riêng. Bạn có thể tham khảo:

Sàn gỗ Kronoswiss Thụy Sĩ: Khả năng chống xước đạt cáp độ AC4, AC5, cấp độ chịu va đập là IC2, khả năng chịu nước lên đến 72 giờ, độ giãn nở 3%, hèm khóa 5GV, mức độ độc hại E0.

Nên chọn sàn gỗ Kronoswiss hay sàn gỗ Kahn? 1 Cần quan tâm đến độ chống xước, độ chịu lực và khả năng chịu nước của sàn gỗ

Sàn gỗ Kahn của Đức: Độ chống xước có từ AC3, AC4, AC5; cường độ chịu va đập IC2; khả năng chịu nước 48 giờ; độ giãn nở 5%; hèm khóa V; mức độ độc hại E1.

Về giá cả

Về giá cả, 2 loại này cũng có độ chênh lệch không quá cao. Cụ thể như sau:

Sàn gỗ Kronoswiss có giá dao động từ 300-550 ngàn đồng/m2.

Sàn gỗ Kahn của Đức có giá từ 250-450 ngàn đồng/m2.

Với những đặc điểm trên cho thấy sàn gỗ Kronoswiss của Thụy Sĩ có những nét nổi bật hơn về chất lượng, màu sắc, tinh tế hơn sàn gỗ Kahn. Tuy nhiên, xét về tổng thể thì cả 2 loại sàn gỗ này đều là dòng sản phẩm cao cấp và phù hợp với điều kiện và mục đích sử dụng của người Việt mang đến sự hài lòng cao. Đó cũng chính là lý do vì sao 2 loại sàn gỗ này phổ biến và ưa chuộng nhất hiện nay.

Ngành thép cả nước nhập siêu hơn 6,7 tỷ USD

Ngành thép cả nước nhập siêu hơn 6,7 tỷ USD Sắt, thép các loại đứng thứ 5 trong nhóm 10 mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, cả nước đã chi hơn 7,6 tỷ USD nhập khẩu 17,65 triệu tấn sắt, thép các loại. Trong đó, phôi thép chiếm một tỷ lệ nhỏ, khoảng hơn 1 triệu tấn, đạt 320 triệu USD. Ngoài ra, nhập khẩu nhóm sản phẩm từ sắt, thép cũng tăng mạnh, đạt 2,8 tỷ USD.

Nhìn chung, kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng sắt thép đã vượt 10,4 tỷ USD. Theo đó, sắt thép là nhóm nhập khẩu lớn thứ 3 trong cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam.

Ở chiều ngược lại, tính đến ngày 15/12, Việt Nam đã xuất khẩu được 3,2 triệu tấn thép, trị giá 1,8 tỷ USD. Nhóm các sản phẩm từ sắt thép xuất khẩu được 1,88 tỷ USD. Tổng cộng, kim ngạch xuất khẩu sắt thép đạt khoảng 3,7 tỷ USD.

Như vậy, trong ngành thép, cả nước nhập siêu 6,7 tỷ USD. Tổng cục Hải quan cho biết, về cuối năm, nhập khẩu thép có xu hướng giảm cả về số lượng và giá. Song 11 tháng trong năm 2016, về lượng, lượng nhập khẩu thép cả nước vẫn tăng 22,5% so với cùng kỳ.

Ngành thép cả nước nhập siêu hơn 6,7 tỷ USD 1Lượng thép nhập khẩu tăng đột biến trong năm 2016

Hiện, Trung Quốc là nước dẫn đầu về khối lượng xuất khẩu thép vào Việt Nam với số lượng gần 10 triệu tấn, tăng 18% so với cùng kỳ. Đứng thứ hai là Nhật Bản với 2,4 triệu tấn, tăng 7% và Hàn Quốc đạt 1,69 triệu tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ.

Theo báo cáo mới đây của Bộ Công Thương, qua quá trình rà soát Quy hoạch ngành thép, đến năm 2020, cả nước sẽ thiếu hụt khoảng 15 triệu tấn thép thô và đến năm 2025, lượng thiếu hụt sẽ vượt mức 20 triệu tấn, nhập siêu ngành thép ngày càng trầm trọng. Cũng tại bản báo cáo, Bộ Công Thương đưa ra cảnh báo về tình trạng nhập siêu lớn cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế vĩ mô của đất nước.

Trong văn bản mới đây của Hiệp hội Thép Việt Nam, đơn vị này đã đưa kiến nghị về việc tăng cường rà soát, kiểm tra, quản lý chặt chẽ để không xảy ra hành vi lẩn tránh thuế tự vệ với các mặt hàng thép cuộn nhập khẩu.

Kiến nghị này xuất phát từ thực trạng, kim ngạch nhập khẩu thép thuộc mã hàng phải áp dụng thuế tự vệ 10 tháng đầu năm 2016 giảm, bằng 69,87% so với cùng kỳ và bằng 58,22% so với cả năm 2015. Trong khi, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng thép thuộc mã hàng không chịu thuế tự vệ 10 tháng đầu năm 2016 lại tăng mạnh, bằng 155,91% so với cùng kỳ và bằng 129,93% so với cả năm 2015.

Bộ Tài chính cũng nhận định về vấn đề này: “Có hiện tượng giảm nhập khẩu đối với thép chịu thuế tự vệ và tăng nhập khẩu các mặt hàng thép không chịu thuế tự vệ”.

Bộ Tài chính cũng cho biết, trước phản ánh việc nhập khẩu thép cuộn ồ ạt từ nước ngoài vào Việt Nam và nghi ngờ lẩn tránh thuế tự vệ, Bộ Tài chính đang chỉ đạo các đơn vị trong ngành phối hợp với doanh nghiệp và Hiệp hội Thép.

Trước đó, ngày 7/3/2016, Bộ Công Thương đã quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam với mức thuế tự vệ lần lượt là 15,4% với thép dài và 23,3% với phôi thép.

Theo đó, việc áp dụng biện pháp tự vệ có tác dụng lên ngành sản xuất thép trong nước nói chung, đặc biệt là ngành sản xuất phôi thép.

Tuy nhiên, theo nhiều doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thép trong nước, việc áp dụng biện pháp tự vệ đang tồn tại hành vi doanh nghiệp nhập khẩu kê khai sang mã HS khác với mặt hàng thép cuộn.

Đại diện Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết, Cục Quản lý cạnh tranh sẽ cân nhắc việc thành lập các đoàn thanh, kiểm tra trên cơ sở đánh giá nhu cầu trong nước, tránh để tình trạng lợi dụng công cụ phòng vệ thương mại để tạo lợi thế riêng cho doanh nghiệp.

Cách chọn cửa nhựa uPVC tốt nhất

Ưu điểm của cửa nhựa uPVC

Cửa nhựa uPVC ra đời ở các nước châu u cách đây khoảng 60 năm. Nhờ các tính năng, lợi ích vượt trội và khả năng hoà hợp với nhiều phong cách kiến trúc, uPVC đã nhanh chóng phổ biến nhiều nơi trên thế giới. Khác với các loại cửa nhôm, cửa gỗ thông thường chỉ có tác dụng che mưa, che nắng, cửa uPVC có những tính năng vượt trội nhờ có cấu tạo đặc biệt, với các linh kiện: thanh profile uPVC có cấu trúc dạng hộp, chia thành nhiều khoang rỗng có lắp lõi thép gia cường để tăng khả năng chịu lực cho bộ cửa, kết hợp với hệ gioăng kép và hộp kính được bơm khí trơ đảm bảo độ kín khít cao, có tính cách âm, cách nhiệt tốt. 

Cách chọn cửa nhựa uPVC tốt nhất Cửa nhựa uPVC ngày càng là sự lựa chọn của nhiều gia đình

Ngoài ra, vật liệu uPVC cao cấp còn có những ưu điểm khác như: không cong vênh, co ngót, ít phải sơn sửa, bảo dưỡng định kỳ, khả năng chống cháy cao, không bị oxy hóa, không bị lão hóa hay ố vàng trong điều kiện bức xạ mặt trời hay mưa axít và luôn giữ được vẻ đẹp ban đầu trong suốt thời gian sử dụng. Đặc biệt, so với các loại cửa có tính năng tương tự được sản xuất từ vật liệu gỗ hoặc nhôm thì cửa uPVC có giá thành thấp hơn. Đó là lí do mà cửa uPVC đã chiếm hơn 60% thị phần cửa ở những quốc gia châu u. 

Ngay từ khi có mặt tại thị trường Việt Nam, cửa uPVC đã được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng và lựa chọn là giải pháp hoàn hảo cho mặt ngoài của ngôi nhà (cửa sổ và cửa ban công). Cửa uPVC đã được sử dụng tại hàng chục nghìn công trình xây dựng bao gồm: biệt thự, khách sạn, căn hộ, chung cư cao cấp, tòa nhà văn phòng.

Hiện nay, cửa uPVC của những nhà sản xuất châu u đang được đánh giá có chất lượng hàng đầu, với các tên tuổi uy tín đó là: Eurocell (Anh), Veka, Kommerling (CHLB Đức)… Hiện uPVC của các hãng này đã có mặt tại thị trường Việt Nam bởi những nhà cung cấp chính hãng. Ngoài ra, một nhà sản xuất lớn trong nước cũng được coi là đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Điểm khác biệt của cửa uPVC so với các loại cửa khác là sự tập hợp đồng bộ các linh liện cao cấp, chính vì thế giá thành của sản phẩm này tương đối cao. Tuy nhiên một số hãng sản xuất không có tên tuổi đã chạy đua giá thành bằng cách sử dụng các vật liệu không đủ tiêu chuẩn để sản xuất uPVC. Trong khi không ít người tiêu dùng Việt Nam thường chỉ quan tâm đến giá thành sản phẩm mà bỏ qua yếu tố chất lượng. Cửa uPVC cũng giống như cửa gỗ, bề ngoài đẹp nhưng vật liệu bên trong không đạt tiêu chuẩn thì sử dụng sẽ không bền trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở nước ta.

Làm sao để chọn của uPVC có chất lượng tốt?

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, muốn biết cửa uPVC tốt hay xấu người tiêu dùng cần chú ý tới các thành phần cấu tạo của sản phẩm: thanh profile, hộp kính và hệ phụ kiện kim khí.

Thanh profile uPVC được định hình từ nhựa uPVC, khác với các loại nhựa thông thường uPVC là Polyvinyl Chloride cứng được biến tính bởi các thành phần: Acrylic Polymers tạo cho nhựa bền chắc, chịu được va đập mạnh; chất ổn định (Stabilizers) giúp nhựa chịu được tác động của nhiệt và tia cực tím; chất phụ gia (Additives) chống oxy hóa và ố vàng; sáp ong để tạo cho thanh profile có bề mặt bóng, đẹp. Đặc biệt, thanh profile có khả năng chống cháy tới 1.000 độ C, nó chỉ nóng chảy chứ không bắt cháy, loại bỏ hẳn quá trình ngọn lửa phát tán qua cửa. 

Cách chọn cửa nhựa uPVC tốt nhất 1 Chất liệu uPVC hoàn toàn có thể đảm bảo tính thẩm mĩ và chất lượng của cửa nhà bạn

Tuy nhiên, một số hãng sản xuất đã giảm những chất phụ gia và tăng các loại bột đá để nhằm giảm giá thành sản phẩm khiến chỉ sau thời gian ngắn sử dụng thanh profile dễ bị xước, giòn, mối hàn dễ bị rạn nứt, thanh nhựa ố vàng theo thời gian và còn có thể bị biến dạng. Các sản phẩm này lại không được kiểm chứng chặt chẽ dẫn đến hàng loạt sản phẩm chất lượng kém nhưng mẫu mã giống hệt các sản phẩm có uy tín đã ồ ạt tung ra thị trường với giá rất rẻ.

Bên cạnh lựa chọn thanh profile uPVC của các thương hiệu có uy tín, khi mua sản phẩm uPVC khách hàng cũng cần để ý tới xuất xứ của hệ phụ kiện kim khí gồm: chốt đa điểm, bản lề 3D, khóa chuyên dụng, gioăng cao su… cũng phải chính hãng. Phụ kiện kim khí do các hãng hàng đầu cung cấp như Roto,G-U, Siegenia - AUBI, Winkhaus (CHLB) sẽ tạo cho cửa uPVC không chỉ có tính thẩm mỹ mà còn đảm bảo độ an toàn và chính xác cao trong sử dụng, khắc phục được nhược điểm của các loại phụ kiện kim khí thông thường. Lời khuyên cho người tiêu dùng chúng ta là hãy thông minh lựa chọn sản phẩm uPVC của những nhà sản xuất lớn và có uy tín trên thị trường.

Giá thép xây dựng trong nước tăng theo thế giới

Cụ thể, giá thép tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung dao động ở mức từ 11.6 đến 13.9 triệu đồng/tấn. Các tỉnh miền Nam giá khoảng 11.7 đến 14.2 triệu đồng/tấn.

Giá thép xây dựng trong nước tăng theo thế giới Thị trường vật liệu xây dựng: Giá thép tăng theo thế giới. Ảnh minh họa

Giá thép xây dựng trên thị trường trong nước từ đầu tháng 11 đến nay biến động tăng theo biến động thị trường thế giới. Hiện nay, giá bán thép đầu nguồn tại một số nhà máy biến động tăng khoảng 200 - 400 đồng/kg tùy từng chủng loại so với cuối tháng 10. Giá bán tại các nhà máy chưa bao gồm chiết khấu, thuế giá trị gia tăng khoảng 9.500 - 10.700 đồng/kg đối với thép cuộn và khoảng 9.750 - 10.400 đồng/kg đối với thép cây.

Trong 15 ngày đầu tháng 11, giá thép xây dựng biến động tăng khoảng 200 - 400 đồng/kg so với cuối tháng 10. Theo Bộ Công thương dự báo, 15 ngày cuối tháng 11, giá bán lẻ thép xây dựng tại thị trường trong nước cơ bản ổn định.

Hiện, sản lượng thép sản xuất tháng 11 ước đạt khoảng 660.000 tấn, tăng khoảng 10.000 tấn. Sản lượng thép tiêu thụ ước đạt 630.000 tấn, tăng khoảng 20.000 tấn so với tháng trước.

Khởi công nhà máy xi măng 4,6 triệu tấn tại Bình Phước

Khởi công nhà máy xi măng 4,6 triệu tấn tại Bình Phước Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ khởi công xây dựng Nhà máy xi măng Minh Tâm, Bình Phước

Tại buổi lễ, Thủ tướng đánh giá cao ý nghĩa của nhà máy cũng như hoan nghênh doanh nghiệp đã đầu tư dự án sử dụng công nghệ tiên tiến của CHLB Đức vào địa bàn vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn như Bình Phước. Thủ tướng cũng lưu ý chủ đầu tư phải sử dụng tài nguyên của đất nước hiệu quả nhất, không chỉ trong chu kỳ dự án mà phải tiết kiệm để sử dụng lâu dài, có thể cho nhiều nhà máy khác.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế, chủ đầu tư cần quan tâm giữ gìn môi trường sống cho người dân địa phương, “không thể mang lại cuộc sống tốt đẹp khi nhà máy ảnh hưởng đến môi trường”.

Nhà máy Xi măng Minh Tâm là dự án do Tập đoàn Xuân Thành (Thaigroup) làm chủ đầu tư, với tổng vốn 12.000 tỉ đồng, công suất 4,5 triệu tấn xi măng/năm. Dự án được triển khai trên diện tích 400 ha, do Tập đoàn ThyssenKrupp (CHLB Đức) làm tổng thầu EP. Dự kiến sau 24 tháng dự án sẽ thi công xong. Đây cũng là dự án nằm trong quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ, khi hoàn thành sẽ tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động và tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương.

Hạn chế của keo dán gạch

Giá thành cao 

Vấn đề chi phí luôn là một bài toán đau đầu của các gia chủ và chủ thầu. Nếu lựa chọn sử dụng keo dán gạch, đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận bỏ ra khoản tiền cao gấp đôi, thậm chí là gấp ba bởi keo dán gạch có giá thành khá cao.

Hạn chế của keo dán gạch Keo dán gạch có giá thành cao nên chưa được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam

Sở dĩ có giá thành cao vì trong thành phần nguyên liệu của keo dán gạch đã hội tụ đầy đủ những nguyên liệu cần thiết, và những nguyên liệu này được cho là cao cấp hơn các loại vữa xi măng truyền thống. Tất cả thành phần nguyên liệu được nhà sản xuất “cân đo đong đếm” theo tỷ lệ nhất định, đảm bảo đạt tiêu chuẩn cao nhất để mang đến một công trình chất lượng bền vững.

Do đó, khi bỏ ra một khoản tiền lớn để sử dụng keo dán gạch thì những gì bạn mang đến cho công trình là hoàn toàn tương xứng và hợp lý. 

Độ bám dính cao nhưng cần thời gian dài và cẩn trọng

Nếu sử dụng phương pháp ốp lát truyền thống bằng vữa xi măng, người thợ sẽ phải cẩn trọng từng chút một bởi một khi vữa đã được trét lên gạch và bề mặt ốp lát thì sẽ bám dính ngay lập tức. Điều này đồng nghĩa với việc căn chỉnh viên gạch sao cho ngay ngắn, thẳng hàng và đẹp mắt là rất khó xảy ra. Thế nhưng, vấn đề này không là gì cả khi sử dụng keo dán gạch.

Hạn chế của keo dán gạch 1 Sử dụng keo dán gạch yêu cầu thời gian và sự cẩn trọng

Không chỉ thi công dễ dàng, keo dán gạch còn cho phép người thợ có thể cân chỉnh viên gạch ngay cả khi đã đặt lên bề mặt ốp lát, nhờ đó sau khi hoàn thiện, bề mặt sẽ rất đẹp và “ngay hàng thẳng lối”. Thế nhưng, ưu điểm này cũng vô tình đặt ra một vấn đề khác cho keo dán gạch, đó là thời gian khô lâu.

Thời gian để keo dán gạch có thể đóng rắn và tạo sự chắc chắn là rất lâu, thậm chí sau 96 giờ thi công mà những mối dán vẫn còn rất yếu. Nếu không cẩn trọng, bề mặt ốp lát có thể bị sai lệch trong quá trình hoàn thiện, và lúc này lại mất thời gian để căn chỉnh lại. Thời gian bám dính cao cũng ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành công trình.

Với 2 hạn chế trên, keo dán gạch vẫn chưa thực sự phổ biến trong các công trình. Tuy nhiên, nếu chọn giải pháp nghiêm túc và dài lâu cho công trình thì keo dán gạch hoàn toàn là sự lựa chọn hợp lý, đảm bảo mang đến chất lượng vượt trội và lâu bền theo thời gian.

 

Xử phạt các cơ sở sản xuất vật liệu không thực hiện điều tra khảo sát

Ngày 29/11, UBND Tp.HCM đã giao các cơ quan chức năng phối hợp với UBND các quận 2, 5, 6, 8, 9, 12, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân và các huyện Hóc Môn, Nhà Bè xử lý vi phạm hành chính đối với các cơ sở sản xuất VLXD không phối hợp thực hiện Chương trình điều tra, khảo sát các cơ sở sản xuất VLXD trên địa bàn Tp.HCM.

UBND Tp.HCM cũng chấp thuận không xử lý vi phạm hành chính đối với các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn khu chế xuất, công nghiệp không cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng như công suất thiết kế, thông tin sản phẩm, sản lượng sản xuất, số lượng tiêu thụ…

Chương trình điều tra, khảo sát các cơ sở sản xuất VLXD ở Tp.HCM là nhằm phục vụ công tác lập quy hoạch phát triển VLXD Tp.HCM đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cũng như công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực VLXD.

Sẽ xử phạt các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng không thực hiện điều tra khảo sát Sẽ xử phạt các cơ sở sản xuất VLXD không thực hiện chương trình điều tra, khảo sát Ảnh minh họa

Trước đó, UBND Tp.HCM đã giao Sở Xây dựng lập quy hoạch phát triển VLXD của Tp.HCM đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo tiến độ đề cương, nhiệm vụ được phê duyệt.

Sở Xây dựng Tp.HCM cho biết, việc triển khai quy hoạch phát triển VLXD cần phải có các thông tin từ các cơ sở sản xuất VLXD để phân loại các cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế thấp.

Mục tiêu chương trình là xác định số lượng các cơ sở sản xuất VLXD đang hoạt động trên địa bàn Tp.HCM. Từ đó phân loại các cơ sở sản xuất gạch ngói, các nhà máy, trạm nghiền xi măng trên địa bàn Thành phố.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có số liệu chuẩn xác về các cơ sở sản xuất VLXD thực tế đang hoạt động trên địa bàn Tp.HCM. Thông tin về các cơ sở sản xuất VLXD do Sở Xây dựng tổng hợp từ số liệu cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy đăng ký doanh nghiệp của Sở Kế hoạch Đầu tư, Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Tp.HCM và báo cáo của UBND các quận huyện.

Tp.HCM xác định, việc sản xuất vật liệu xây dựng sẽ thực hiện tại khu công nghiệp Hiệp Phước ở huyện Nhà Bè, khu công nghiệp Đông Nam huyện Củ Chi, khu công nghiệp Phong Phú huyện Bình Chánh.

Sở Xây dựng sẽ làm việc với 7 tỉnh lân cận như Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tiền Giang để trao đổi tìm nguồn nguyên liệu phục sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, tạo điều kiện để doanh nghiệp của Tp.HCM tham gia đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng tại các địa phương này.

Năm 2017: cuộc chiến mới đầy áp lực của ngành xi măng Việt Nam

Áp lực cạnh tranh

Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, tính đến năm 2016, ngành xi măng có tổng công suất thiết kế đạt gần 88 triệu tấn. Nếu tính cả các dự án đang đầu tư và dự kiến hoàn thành trong năm 2018 thì đến trước năm 2020, tổng công suất thiết kế toàn ngành sẽ nâng lên 108 triệu tấn.

Không dừng lại ở đó, những nhà máy đã vận hành sản xuất cũng không ngừng đầu tư chiều sâu, cải tiến kỹ thuật, công nghệ, tỷ lệ pha phụ gia vào xi măng được nâng lên từ 20% đến 30 - 40%, năng lực sản xuất thực tế trước năm 2020 cũng được nâng lên khoảng từ 118,8 - 129,6 triệu tấn.

Chủ tịch Hiệp hội xi măng Việt Nam, ông Nguyễn Quang Cung cho biết, theo dự báo, nếu trong năm 2020, tiêu thụ trong nước đạt khoảng 82 triệu tấn thì Việt Nam sẽ thừa 36 - 47 triệu tấn xi măng. Theo dự báo trong quy hoạch, nếu năm 2020, khả năng tiêu thụ trong nước là 93 triệu tấn thì sẽ thừa khoảng 25 - 36 triệu tấn xi măng. Năm 2016, nhu cầu tiêu thụ nội địa là khoảng 60 triệu tấn. Theo dự báo, từ nay đến năm 2020, mỗi năm, nhu cầu tiêu thụ xi măng tăng từ 5 - 6 triệu tấn và đến năm 2020, con số này sẽ khoảng 80 - 82 triệu tấn. Trước tình hình này, ông Cung cảnh báo: “Sự dư thừa này có thể bắt đầu từ năm 2017. Đương nhiên, áp lực cạnh tranh tiêu thụ nội địa tiếp tục gia tăng, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xi măng sẽ tiếp tục “cuộc chiến” giành giật thị phần đầy căng thẳng”.

Các doanh nghiệp xi măng sẽ thấu hiểu rõ nhất áp lực dư thừa và sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.

Năm 2017: cuộc chiến mới đầy áp lực của ngành xi măng Việt Nam Năm 2017, ngành xi măng Việt Nam sẽ gặp nhiều áp lực hơn

Xuất khẩu gặp khó khăn

Từ một nước nhập khẩu, từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu xi măng. Đỉnh cao, trong năm 2014, Việt Nam xuất khẩu 20 triệu tấn xi măng và clinker, đứng nhất nhì thế giới. Tình hình xuất khẩu xi măng giảm sút từ sau năm 2014. Năm 2015, Việt Nam xuất khẩu được 16,2 triệu tấn, giảm 18% so với năm 2014. Năm 2016, xuất khẩu xi măng clinker của Việt Nam thấp hơn năm 2015 khoảng 2%.

Không chỉ về khối lượng, giá xuất khẩu cũng có sự sụt giảm. Năm 2014, giá xuất khẩu xi măng là trên dưới 55 USD/tấn, FOB clinker dao động 38 - 40 USD/tấn. Trong năm 2015 và 2016, giá xuất khẩu tiếp tục giảm. Giá xuất khẩu FOB clinker hiện nay giảm 20 - 25% so với năm 2014, dao động ở mức 30 USD/tấn. Nguyên nhân của sự giảm sút cả về số lượng và giá cả này là do sự cạnh tranh của Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước khác. Năm 2014, Trung Quốc dư thừa công suất sản xuất xi măng lên đến 700 triệu tấn, hiện nay con số này khoảng 600 triệu tấn/năm. Vì thế, họ xuất khẩu ra thị trường khu vực và thế giới với khối lượng lớn cùng mức giá rất thấp.

Nghị định 100/2016/NĐ-CP và 122/2016/NĐ-CP được thực thi đã khiến thị trường xuất khẩu xi măng vốn đã khó nay lại càng khó hơn. Ngày 01/7/2016 Nghị định 100/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 209/2013/NĐ-CP tại khoản 11 Điều 3 quy định, sản phẩm xuất khẩu là mặt hàng được chế biến từ tài nguyên khoáng sản cộng với chi phí năng lượng nếu chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên sẽ được xếp vào đối tượng không phải chịu thuế Giá trị gia tăng, không được khấu trừ thuế Giá trị gia tăng đầu vào. Từ ngày 01/9/2016, Nghị định 122/2016/NĐ-CP tại phụ lục 1 - Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế ở mục 21 cũng quy định: Vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm có giá trị tài nguyên khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên sẽ chịu thuế suất thuế xuất khẩu 5%.

Khi 2 Nghị định trên có hiệu lực, các doanh nghiệp trong ngành xi măng lo lắng rằng chi phí xuất khẩu xi măng, clinker có thể tăng lên 7,5 USD/tấn xi măng (tính theo giá FOB bình quân 50 USD/tấn) và 4,5 USD cho 1 tấn clinker (theo giá FOB bình quân 30 USD/tấn). Việc tăng chi phí này sẽ khiến ngành xuất khẩu xi măng của Việt Nam rất khó cạnh tranh. Ông Cung nhấn mạnh: “Xuất khẩu gặp khó khăn, chắc chắn thị trường xi măng trong nước sẽ ảnh hưởng rất lớn, một số doanh nghiệp sản xuất phải đối mặt với tình trạng ngưng sản xuất hoặc phá sản. Kéo theo đó, mục đích tăng thu ngân sách và  tiết kiệm tài nguyên khoáng sản trong xi măng xuất khẩu và đều không thể đạt được” .

Trước thực trạng này, thay mặt toàn ngành, Hiệp hội Xi măng Việt Nam đã xin kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành tạm thời hoãn việc thi hành 2 Nghị định trên với ngành xi măng; tiếp tục chỉ đạo, cùng với các doanh nghiệp xi măng tìm các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ sử dụng tài nguyên khoáng sản, nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm giá thành và tăng đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Tại phiên họp thường niên năm 2016 mới diễn ra tại Bali (Indonesia), Hiệp hội Xi măng Đông Nam Á đã bày tỏ quan ngại về việc Việt Nam áp dụng chính sách thuế theo 2 Nghị định nêu trên với ngành xi măng. Hội cũng cho rằng, việc thực thi biện pháp này có thể làm giảm sức cạnh tranh của xi măng Việt Nam và đây là giải pháp mà các nước trên thế giới không áp dụng.

Ngành xi măng Việt Nam cũng đã và đang tiến hành đầu tư theo chiều sâu, cải tiến công nghệ, tăng tỷ lệ pha phụ gia vào xi măng. Tỷ lệ phụ gia trong toàn ngành đã tăng lên đến 30 - 40%, tỷ lệ clinker đã giảm từ 80% xuống còn 70 - 60%, giảm đáng kể lượng tiêu tốn đá vôi, đất sét và than. Bên cạnh đó, ngành cũng đẩy mạnh sử dụng phế thải công nghiệp, đặc biệt là tro, tro xỉ luyện kim làm nguyên liệu, xỉ nhiệt điện, phụ gia thay thế trong sản xuất xi măng, thay thạch cao tự nhiên bằng việc sử dụng phế thải làm thạch cao nhân tạo, tăng cường sử dụng nhiệt khí thải trong sản xuất xi măng để phát điện… tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Ngoài ra ngành xi măng còn áp dụng hàng loạt các giải pháp quyết liệt nhằm giảm bớt việc sử dụng tài nguyên khoáng sản trong nước như giảm tiêu thụ điện trong sản xuất từ 100KWh/tấn xi măng xuống dưới 90KWh, giảm lượng than tiêu tốn nhằm giảm chi phí năng lượng từ khoảng 800Kcal/kg clinker xuống dưới 700Kcal/kg clinker…

Phát triển bê tông bền vững cho hiện tại và tương lai

Bê tông thường có khối lượng thành phần bao gồm 12% xi măng, 80% cốt liệu cát đá và 8% nước. Điều này có nghĩa là khoảng 4.2 tỷ tấn xi măng, 28 tỷ tấn cát đá và 2.8 tỷ tấn nước được sử dụng hàng năm để chế tạo bê tông. Đây là loại vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. 

Trong thời gian qua, ngành xây dựng Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết: Cũng như ở các quốc gia khác trên thế giới, các công trình xây dựng tại Việt Nam hiện nay đang sử dụng bê tông làm vật liệ xây dựng (VLXD) là chủ yếu. 

Phát triển bê tông bền vững cho hiện tại và tương lai Uớc tính hàng năm có khoảng 35 tỷ tấn bê tông được sản xuất trên toàn cầu. Ảnh minh họa

Năm 2015, Việt Nam sản xuất khoảng hơn 75 triệu tấn xi măng (là nguyên liệu chính để sản xuất bê tông). Theo quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030, nhu cầu xi măng của Việt Nam đến năm 2020 là 93 - 95 triệu tấn, đến năm 2030 là 113 - 115 triệu tấn. 

Việc tăng sản lượng xi măng để phục vụ nhu cầu xây dựng của Nhà nước và người dân cũng đồng nghĩa với việc gia tăng khai thác đá vôi, đất sét là các nguyên liệu chính sản xuất xi măng, đồng thời gây phát thải khí nhà kính trong quá trình nung nguyên liệu chế tạo clinker và các công đoạn sản xuất khác của xi măng. Sản xuất bê tông không chỉ cần xi măng mà đồng thời cát, đá thiên nhiên cũng được khai thác để làm cốt liệu. Việc khai thác các nguyên liệu từ thiên nhiên thực tế có ảnh hưởng đến môi trường sống và sẽ dẫn đến nghiêm trọng nếu công tác khai thác không được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật.

Thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam và trực tiếp là các Bộ, trong đó có Bộ Xây dựng đã soạn thảo, ban hành các Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đầu tư, Nghị định Quản lý vật liệu xây dựng và một số văn bản quy phạm pháp luật khác để quy định về việc phát triển, sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng trong đó có xi măng và bê tông hợp lý, tối ưu nhất, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, đồng thời bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Hội nghị Bê tông châu Á lần thứ 7 với chủ đề “Phát triển bê tông bền vững cho hiện tại và tương lai” là Hội nghị quốc tế có uy tín trên thế giới, là diễn đàn quan trọng để các nhà chuyên môn, các đại diện của các cơ quan Chính phủ, các nhà lập pháp, các nhà lãnh đạo, nhà đầu tư, các nhà thầu xây dựng và các tổ chức nghề nghiệp khác chia sẻ các kết quả nghiên cứu và phát triển, các sáng tạo về công nghệ sản xuất và ứng dụng bê tông theo hướng bền vững và các chính sách, quy định liên quan.

Việc phát triển vật liệu bê tông bền vững cho hiện tại và tương lai chính là giải pháp hữu hiệu để tăng hiệu quả sử dụng của loại vật liệu xây dựng phổ biến nhất này, đồng thời giảm mặt trái và tác động xấu đến môi trường.