This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Trung Quốc gây ra tình trạng dư cung thép toàn cầu

Trung Quốc gây ra tình trạng dư cung thép toàn cầu Sản lượng thép của Trung Quốc lên tới con số 804 triệu tấn trong năm 2015, chiếm tới 1/2 sản lượng toàn thế giới

Dù Hội nghị G20 đã khép lại được vài tuần nhưng dư âm của nó đến nay vẫn còn âm ỉ, vì đây là lần đầu tiên G20 đề cập tới câu chuyện dư thừa thép – một vấn đề được cho là vi mô bởi trong lịch sử của mình, phần lớn G20 thường thảo luận các vấn đề vĩ mô.

Ngay tại Hội nghị G20, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình một lần nữa đã nhắc lại cam kết hồi tháng 1/2016 về việc Trung Quốc có trách nhiệm sẽ cắt giảm 100-150 triệu tấn thép trong tổng công suất 1,2 tỷ tấn vào năm 2020.

Tuy nhiên giới phân tích cho rằng, con số này vẫn là nhỏ bé số với lượng thép dư thừa toàn cầu hiện nay. Thực tế, nó mới chỉ bằng 50% mức dư cung thép (300 triệu tấn) ước tính của Trung Quốc. Số liệu thống kê cho thấy, chỉ trong năm 2015, sản lượng thép của Trung Quốc lên tới con số 804 triệu tấn. Đây là con số quá lớn so với nhu cầu tiêu thụ, chiếm tới 1/2 sản lượng toàn cầu, cao gấp 5 lần sản lượng của toàn châu u và gấp 7 lần Nhật Bản.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ nhiều nước như Austalia, Mỹ,… đã dựng lên các hàng rào kỹ thuật, áp thuế chống bán phá giá để ngăn ngừa “làn sóng” thép từ Trung Quốc. Hồi đầu tháng 8 vừa qua, EU cũng đã áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc.

Về phần Trung Quốc, sở dĩ nước này tỏ ra chậm trễ trong việc cắt giảm là bởi hệ lụy mà nó mang lại quá lớn, sẽ có hàng triệu người mất việc làm, gây ra những bất ổn trong xã hội. Đây chính là điều mà Trung Quốc lo ngại nhất.

Đá ong

Theo nhiều gia đình, lý do lớn nhất khiến họ lựa chọn đá ong là chúng có đặc điểm là hấp thụ nhiệt kém, tỏa nhiệt nhanh. Vì vậy, công trình sử dụng vật liệu đá ong mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông. 

Lý giải điều này, ông Nguyễn Mạnh Linh, Trưởng phòng Phong thủy Kiến trúc, Viện QH&KTĐT (ĐHXD) cho biết, mọi vật thể đều phát ra bức xạ điện từ, sự bức xạ này lấy đi nhiệt năng của vật thể, nhưng cũng có thể hấp thu bức xạ phát ra từ vật thể khác.

Không chỉ vật thể, mà động thực vật cũng phát ra điện từ trường, mà ta hay gọi là trường sinh học. Điện từ trường của con người, và tự nhiên cùng tồn tại, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau. Cùng tần số và bước sóng sẽ tương thích với nhau, giảm tiêu hao năng lượng; ngược lại khi không cùng bước sóng, hay điện từ trường chênh lệnh lớn sẽ gây nhiễu, làm tiêu hao năng lượng.

Đá ong - Vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường Đá ong được khoa học hiện đại đánh giá là vật liệu thân thiện môi trường

Ông Linh cho biết, vật liệu xây dựng được xác định là tốt, có lợi cho con người là vật liệu xây dựng đó phải có tính dương, mang dương khí, và có điện từ trường tương đương hoặc cao hơn điện từ trường của cơ thể con người.

Chẳng hạn với vật liệu xây dựng, mang gạch xi măng cốt liệu về phòng lab đo đạc, cho thấy bước sóng ở trong mức 230 - 280Mhz, tuy chưa phải là cao nhưng cũng phù hợp với cơ thể con người.

Đo đạc thực tế tại hiện trường, tại khu vực đang làm móng bằng xi măng cốt liệu, bước sóng chung của cả khu vực là 350 - 400Mhz, trường khí dương, không có âm khí. Nếu kết hợp thêm các loại đá quý, bán quý khác như thạch anh, mã não… làm vật liệu xây dựng, trường khí dương được tăng lên rõ rệt. Đá ong cũng vậy, có trường khí dương, và bước sóng phù hợp với cơ thể con người, nên dùng trong xây dựng rất tốt.

Tất nhiên việc xác định bước sóng, hay điện từ trường của vật liệu xây dựng phải dựa trên máy móc hiện đại, với quy chuẩn rõ ràng, chứ không phải theo chỉ số “con lắc” của nhà ngoại cảm.

Thái Lan áp thuế 310,74% ống thép không gỉ của Việt Nam

Thái Lan áp thuế 310,74% ống thép không gỉ của Việt Nam
Ống thép không gỉ của Việt Nam bị áp thuế 310,74% tại Thái Lan. Ảnh minh họa

Được biết, vụ việc khởi sướng từ ngày 17/9/2015 khi Bộ Thương mại Thái Lan mở một cuộc điều tra chống bán phá giá đối sản phẩm ống thép không gỉ nhập khẩu nhập từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam của các nguyên đơn là Công ty Puerto The Millennium và Công ty Thailand - German Products.

Những mã sản phẩm ống thép không gỉ bị điều tra là: 7305.31.10.000; 7306.11.10.000; 7306.11.90.000; 7306.21.00.000; 7306.40.10.010; 7306.40.10.020; 7306.40.20.010; 7306.40.20.020; 7306.40.30.010; 7306.40.30.020; 7306.40.90.010; 7306.40.90.020; 7306.61.00.021 và 7306.61.00.022.

Trong thông báo này, Uỷ ban Chống bán phá giá và Trợ cấp Thái Lan đã quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng nhập khẩu nói trên từ Việt Nam với mức thuế là 310,74%, Hàn Quốc là 11,96%-51,53%, Trung Quốc là 145,31% và Đài Loan có mức thuế là 2,38%-29,04%.

Trước đó, DFT đã thông báo gửi Bản dữ liệu trọng yếu (Essential Facts) kết luận điều tra và thông báo tổ chức phiên điều trần trong khuôn khổ vụ việc.

VLXD kém chất lượng: Mối nguy đối với người tiêu dùng

Khó kiểm soát

Thị trường VLXD trong nước đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các loại hàng giả, hàng kém chất lượng có xuất xứ từ Trung Quốc. Báo cáo của Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho biết, số vụ phát hiện, bắt giữ liên quan đến các mặt hàng vật liệu xây dựng không rõ nguồn gốc nhập lậu vào Việt Nam trong những năm gần đây chủ yếu liên quan đến các mặt hàng như: Tôn thép (thép không gỉ, dây thép hợp kim, thép hình, tôn màu); gạch xây, gạch tráng men và không tráng men, gạch ốp tường, gạch lát nền (ceramic và granite); các loại sứ, thiết bị vệ sinh (bồn tắm, bồn massage, vòi nước, chậu rửa, cửa nhựa...); ống nhựa uPVC, gỗ lát sàn; giấy dán tường,…

Được biết, các mặt hàng này chủ yếu có xuất sứ từ Trung Quốc với địa bàn buôn bán, nhập lậu chủ yếu tại khu vực cửa khẩu các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hải Phòng, Hà Nội…

VLXD kém chất lượng: Mối nguy đối với người tiêu dùng Thị trường VLXD trong nước đang bị nhiễu loạn bởi sự trà trộn của nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc. Ảnh minh họa

Nắm bắt nhu cầu thị trường, các mặt hàng của Trung Quốc có tốc độ ra mẫu mới, màu mới luôn nhanh hơn so với các sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất trong nước. Mặt khác, có tình trạng nhiều chủ cửa hàng kinh doanh lợi dụng sự dễ tính và thiếu hiểu biết của khách hàng đã trà trộn hàng giả với hàng thật để buôn bán nhằm chuộc lợi.

Theo thông tin từ phía Chi cục Quản lý thị trường, hiện nay, tình trạng các mặt hàng VLXD không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, gian lận thương mại từ Trung Quốc “đội lốt” các thương hiệu chính hãng của Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới đang ngày càng diễn ra phổ biến. 

Các mặt hàng này có giá rẻ hơn nhiều so với các mặt hàng chính hãng và có mẫu mã, màu sắc đa dạng, bắt mắt, khó phân biệt; đặc biệt là các mặt hàng thiết bị vệ sinh như bồn tắm, bồn massage, vòi nước, chậu rửa, cửa nhựa...được làm nhái của các thương hiệu nổi tiếng như Toto, Inax, Kohler, Ceasar, American.

Đối với mặt hàng thép, thời gian vừa qua cũng xuất hiện tình trạng thép có trọng lượng, kích thước thấp hơn tiêu chuẩn quy định. Thủ đoạn gian lận thương mại chủ yếu của các cửa hàng kinh doanh tôn, thép là bán sai chủng loại khách hàng yêu cầu. Tại các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, thủ đoạn gian lận chủ yếu là sản xuất thiếu chuẩn kích cỡ khoảng trên dưới 1 mm đường kính. Đối với thép cây, có hai dạng làm giảm đường kính bằng cách sản xuất thân thép nhỏ hơn tiêu chuẩn - thường gọi là thép “gầy”- trong khi phần gân nổi trên thân thép được nhô cao hơn để bù đắp.

Chế tài xử lý vi phạm chưa đủ mạnh

Trên thực tế, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh thép giả còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, chất lượng các công trình xây dựng hiện nay.

Trao đổi với Pv, Anh Nguyễn Dũng, sinh sống tại phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội cho biết: Năm ngoái, nhà tôi dành dụm được một khoản tiền để sửa chữa căn nhà, do tin tưởng vào người nhận thầu nên gia đình khoán trắng cho họ đi mua bán các loại thiết bị sử dụng trong nhà vệ sinh với giá cả khá hợp lý và vừa túi tiền. Nhưng sử dụng được khoảng hơn 1 năm, các thiết bị này đã xuống cấp nhanh chóng, mặc dù đều gắn nhãn mác của các doanh nghiệp sản xuất có tiếng trong và ngoài nước. Đến bây giờ, lâm cảnh tiền mất tật mang, “bỏ thì thương, vương thì tội”, các loại thiết bị nhanh chóng hỏng hóc, xuống cấp, không giữ được màu men sáng bóng như ban đầu.

Trao đổi về các biện ngăn chặn vấn nạn mặt hàng VLXD giả, nhái, kém chất lượng, đại diện Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, hiện nay, cơ quan này đang tập trung vào các nội dung kiểm tra về đăng ký kinh doanh, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; về quyền sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại của sản phẩm); các quy định về công bố tiêu chuẩn sản phẩm; việc ghi nhãn sản phẩm, niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết. Thực hiện triển khai các hoạt động kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính đối với hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa nhập lậu. Trong đó, thép, vật liệu xây dựng là một trong các mặt hàng được lực lượng quản lý thị trường cả nước chú trọng kiểm tra và xử lý vi phạm.

Trong vòng hai năm trở lại đây, đối với mặt hàng tôn thép, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã tiến hành kiểm tra: 1.858 vụ; xử lý vi phạm: 889 vụ; Xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 3.022.000.000 đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu về nhãn hàng hóa, niêm yết giá, đo lường chất lượng, kinh doanh sai nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Đối với các mặt hàng VLXD khác (gạch men, gạch ốp tường, gạch lát nền, thiết bị vệ sinh) lực lượng thị trường đã tiến hành kiểm tra 593 vụ, xử lý vi phạm 353 vụ, xử lý vi phạm hành chính với số tiền trên 1.5 tỷ đồng...

Mặc dù các ngành chức năng đã đưa ra nhiều biện pháp xử lý, song tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn xuất hiện ngày một nhiều và có diễn biến phức tạp. 

Thực tế này là do cơ chế phối hợp và các chế tài xử lý về hành vi vi phạm còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Mặt khác, nhiều đơn vị kinh doanh vì lợi nhuận đã trà trộn, tiếp tay cho không ít các mặt hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất sứ gây nhiễu loạn thị trường. Do đó, cần phải có sự “mạnh tay” của các lực lượng chức năng, sự vào cuộc của cả xã hội và hơn hết là việc sửa đổi, bổ sung một số điều luật liên quan đến việc kiểm soát các loại hàng giả, hàng kém chất lượng.

Thép cuộn các

Vừa qua, Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) đã ra kết luận cuối cùng về thiệt hại trong vụ điều tra chống bán phá giá với sản phẩm ống thép cuộn cac-bon (Circular Welded Carbon-Quality Steel Pipe - CWP) nhập khẩu từ Pakistan, Oman, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Việt Nam.

Thép cuộn các-bon của Việt Nam không bị áp thuế phá giá tại Mỹ Thép cuộn các-bon của Việt Nam không bị áp thuế phá giá tại Mỹ (Ảnh minh họa)

Theo đó, USITC xác định, sản phẩm ống thép cuộn cac-bon bán phá giá nhập khẩu từ Oman, Pakistan, UAE đã gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ. Với hàng hóa trợ cấp từ Pakistan và hàng hóa bán phá giá nhập khẩu từ Việt Nam, USITC cho rằng lượng hàng hóa đó thỏa mãn điều kiện không đáng kể.

Theo kết luận của USITC, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) sẽ không ban hành lệnh áp thuế chống trợ cấp đối với Pakistan và lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm ống thép cuộn cac-bon của Việt Nam. Với các sản phẩm bán phá giá nói trên nhập khẩu từ Pakistan, Oman và UAE, DOC sẽ ban hành lệnh áp thuế.

Bản báo cáo công khai của USITC trong vụ việc gồm quan điểm của các Ủy viên và các thông tin trong vụ điều tra sẽ được công bố vào ngày 27/12/2016.

Trước đó, vào ngày 25/10/2016, DOC đã ban hành kết luận cuối cùng về vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp với sản phẩm ống thép cac-bon nhập khẩu từ Pakistan, Oman, UAE  và Việt Nam.

Theo kết luận này, DOC xác định biên độ bán phá giá áp dụng cho sản phẩm trên của Việt Nam với các doanh nghiệp tham gia hợp tác trong quá trình điều tra nằm trong khoảng từ 0,00% - 6,27%, với các doanh nghiệp không hợp tác trong quá trình điều tra là 113,18%. So với quyết định sơ bộ DOC ban hành vào tháng 6/2016, mức biên độ này đã có sự thay đổi.

Sản phẩm thép cán nguội Việt Nam có thể bị kiện tại Hoa Kỳ

Theo đó, sản phẩm bị cáo buộc là thép cán nguội (cold rolled steel – CRS). Nguyên đơn là các công ty ArcelorMittal USA LLC, United States Steel Corporation, Nucor Corporation và AK Steel Corporation. Ngày 24/8/2015, Hoa Kỳ đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với cùng chủng loại sản phẩm trên các sản phẩm mã HS: 7209.15.0000; 7209.16.0030/.0060/.0070/.0091; 7209.17.0030/.0060/.0070/.0091; 7209.18.1530/.1560/.2510/.2520/.2580/.6020/.6090; 7209.25.0000; 7209.26.0000; 7209.27.0000; 7209.28.0000; 7209.90.0000; 7210.70.3000; 7211.23.1500/.2000/.3000/.4500/.6030/.6060/.6090; 7211.29.2030/.2090/.4500/.6030/.6080; 7211.90.0000; 7212.40.1000/.5000; 7225.50.6000/.8080; 7225.99.0090; 7226.92.5000/.7050/.8050; có xuất xứ từ Trung Quốc và một số quốc gia/vùng lãnh thổ khác (Ấn Độ, Brazil, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Vương quốc Anh và Cộng hòa liên bang Nga).

Ngày 24/5/2016, Hoa Kỳ đã ban hành lệnh áp thuế với Trung Quốc với mức thuế chống bán phá giá là 199,76% và thuế chống trợ cấp là 256,44%. Được biết, sau khi Hoa Kỳ ban hành lệnh áp thuế, lượng xuất khẩu của Trung Quốc đối với sản phẩm này sang Hoa Kỳ giảm đi rõ rệt, nhưng lượng xuất khẩu sản phẩm này từ Việt Nam sang Hoa Kỳ lại tăng đột biến.

Sản phẩm thép cán nguội Việt Nam có thể bị kiện tại Hoa Kỳ
Thép cán nguội Việt Nam có thể bị kiện tại thị trường Mỹ. Ảnh minh họa

Theo quy định của Hoa Kỳ, nhằm bổ sung sản phẩm của nước thứ ba vào lệnh áp thuế hiện hành (điều tra lẩn tránh thuế AD/CVD), thì DOC cần phải xem xét các yếu tố: Sản phẩm nhập khẩu từ một nước thứ ba thuộc cùng loại (class/kind) với sản phẩm bị áp thuế; quá trình gia công hoặc hoàn thiện ở nước thứ ba là “nhỏ hoặc không đáng kể”; trước khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ, sản phẩm này đã được hoàn thiện hoặc gia công từ sản phẩm sản xuất ở nước bị áp thuế; trị giá của hàng sản xuất ở nước bị áp thuế chiếm phần lớn tổng trị giá của sản phẩm được xuất khẩu sang Hoa Kỳ và DOC quyết định rằng việc điều tra là cần thiết để tránh việc lẩn tránh.

Bên cạnh đó, DOC cũng phải xem xét các yếu tố như: xu hướng thương mại (pattern of trade); liệu nhà sản xuất/xuất khẩu nguyên liệu đầu vào có liên kết với bên ở nước thứ 3 là bên sử dụng các nguyên liệu này để gia công/hoàn thiện sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ hay không? liệu nước bị áp thuế có tăng xuất khẩu nguyên liệu đầu vào sang nước thứ 3 sau khi DOC khởi xướng điều tra và áp thuế hay không?

Đồng thời, để quyết định liệu quá trình gia công hoặc hoàn thiện có phải là “nhỏ hoặc không đáng kể” hay không, thì DOC phải xem xét tới mức độ nghiên cứu, đầu tư và phát triển, mức độ cơ sở sản xuất ở nước thứ 3 bản chất của quy trình sản xuất, và liệu giá trị gia công ở nước thứ 3 có chiếm một tỷ trọng nhỏ trong trị giá của sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ hay không? Nếu những linh kiện được bổ sung hoặc quá trình gia công ở nước thứ ba được thực hiện bởi người/doanh nghiệp có liên kết với bên (party) ở nước bị áp thuế thì DOC sẽ sử dụng chi phí sản xuất để tính trị giá.

Theo các nguyên đơn, vụ việc này đã đáp ứng được các yêu cầu của quy định pháp luật nêu trên. Vì vậy, nguyên đơn yêu cầu DOC khởi xướng điều tra và hoãn việc thanh khoản các chuyến hàng nhập khẩu sản phẩm thép mạ từ Việt Nam, đồng thời yêu cầu khoản tiền đặt cọc với các chuyến hàng này ở mức bằng với mức thuế CVD, AD đối với sản phẩm từ Trung Quốc.

Căn cứ theo quy định của Mỹ, DOC sẽ xem xét và đưa ra quyết định có khởi xướng điều tra hay không trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn (dự kiến ngày 10/11/2016) và ban hành quyết định cuối cùng trong vòng 300 ngày.

Trước đó, nhiều sản phẩm thép khác của Việt Nam đã bị kiện chống bán phá giá tại thị trường Mỹ như: Đinh thép, ống thép hàn cacbon, ống thép dẫn dầu, mắc áo thép, ống thép không gỉ chịu lực,…

Xi măng, thép... hưởng lợi từ địa ốc

Xi măng, thép... hưởng lợi từ địa ốc Ngành xi măng, thép, gạch xây dựng, nội thất, xây dựng… được hưởng lợi từ BĐS

Theo báo cáo của Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA), thị trường bất động sản (BĐS) các tháng cuối năm 2016 sẽ tiếp tục tăng trưởng nhỉnh hơn so với quý III/2016, vì từ nay đến Tết Nguyên đán là giai đoạn cao điểm trong năm về bán hàng.

Thống kê sơ bộ trong 8 tháng đầu 2016 cho thấy, đã có 10.250 giao dịch thành công tại Hà Nội và khoảng 10.200 giao dịch thành công tại Tp.HCM.

Đáng chú ý, doanh số khả quan trên thị trường BĐS cũng đang khiến ngành xi măng, thép, gạch xây dựng, nội thất, xây dựng… được hưởng lợi.

Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam trong 9 tháng đầu năm, hoạt động sản xuất các loại thép xây dựng, thép cán nguội, ống thép, tôn mạ,… tăng trưởng mạnh nhờ BĐS. Cụ thể, tiêu thụ thép đạt 8,4 triệu tấn, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm ngoái, giúp nhiều doanh nghiệp ngành thép công bố lãi lớn.

Trong 9 tháng đầu năm, thép Hoà Phát đạt 4.656 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 58% so với cùng kỳ; thép Tiến Lên báo lãi 340 tỷ đồng, tăng 2.500% so với cùng kỳ; thép Thái Nguyên, Hoa Sen, Nam Kim,… cũng lần lượt báo lãi kỷ lục.

Theo sau sự sôi động của thị trường địa ốc, ngành xi măng cũng đạt mức tăng trưởng hai con số.

Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, tiêu thụ xi măng nội địa của Việt Nam trong năm 2016 có thể cán mốc khoảng 60 triệu tấn, xuất khẩu khoảng 15,5-17 triệu tấn xi măng và clinker.

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu nhận định, bất động sản có mối liên quan mật thiết với tất cả các ngành kinh tế và cũng tiêu thụ nhiều nhất sản phẩm của các ngành khác.

Theo một báo cáo mới đây từ Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), bất động sản đang là đầu tàu kéo theo nhiều ngành nghề phụ trợ phát triển theo, nhất là thép, xi măng, gạch men và các ngành vật liệu xây dựng khác. Đấy là chưa kể, ngành đồ gỗ, nội thất hay ngành nhựa, cảng biển, vận tải và các công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, nhà thầu, xây dựng... cũng nằm trong cung đường đi lên của BĐS trong năm nay.